Cấp chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi – Chi phí thấp nhất

Trang chủ » Dịch vụ
Dịch vụ
18-11-2020
100 lượt xem

Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi là yêu cầu tiên quyết đối với các tổ chức sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

 

1. Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi là gì?

Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi là hoạt động đánh giá tổ chức sản xuất thức ăn chăn nuôi, phân tích các sản phẩm thức ăn chăn nuôi so sánh với các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy chuẩn được quy định và đưa ra kết luận thức ăn chăn nuôi và nhà xưởng sản xuất thức ăn chăn nuôi đạt quy chuẩn hay không đạt quy chuẩn.

Danh mục thức ăn chăn nuôi cần hợp quy

  1.  Thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm;
  2. Thức ăn tinh hỗn hợp cho bê và bò thịt;
  3. Thức ăn đậm đặc cho lợn, gà, chim cút, ngan, vịt;
  4. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn, gà, chim cút, ngan, vịt;
  5. Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
Chứng nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi

Chứng nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi

✅ Xem thêm: Công bố hợp quy là gì? Hướng dẫn thủ tục công bố hợp quy nhanh

2. Quy định bắt buộc phải chứng nhận thức ăn chăn nuôi?

Thức ăn chăn nuôi có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng vật nuôi. Bên cạnh đó, thức ăn chăn nuôi tuy không phải là sản phẩm tác động trực tiếp đến con người, nhưng nó có thể ảnh hưởng gián tiếp và gây ra các hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe người tiêu dùng các sản phẩm từ vật nuôi.

Từ thực tế này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi.

  • Thông tư 61/2011/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 09 năm 2011 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực Thức ăn chăn nuôi;
  • Thông tư 27/2016/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 07 năm 2016 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực Thức ăn chăn nuôi;
  • Quy chuẩn QCVN 01 – 77: 2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Thức ăn chăn nuôi – Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại – Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Quy chuẩn QCVN 01 – 78: 2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Thức ăn chăn nuôi – Các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và mức giới hạn tối đa cho phép trong thức ăn chăn nuôi;
  • QCVN 01-183:2016/BNNPTNT tại Thông tư 27/2016/TT-BNNPTNT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thức ăn chăn nuôi – Quy định giới hạn tối đa cho phép hàm lượng độc tố, nấm mốc, kim loại nặng và vi sinh vật trong thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm.
  • QCVN 01-190:2020/BNNPTNT tại Thông tư 04/2020/TT-BNNPTNT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thức ăn chăn nuôi – Hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản.

Chính vì thế, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi thuộc danh mục quy định tại quy chuẩn bắt buộc phải chứng nhận và công bố chất lượng thức ăn chăn nuôi để sản phẩm của mình được lưu thông trên thị trường. Đây cũng là cách để các doanh nghiệp khẳng định chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín đối với khách hàng.

3. Doanh nghiệp có lợi ích gì khi chứng nhận thức ăn chăn nuôi?

  • Đối với doanh nghiệp: Chứng nhận này giúp doanh nghiệp lưu hành sản phẩm trên thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, cơ hội mở rộng thị trường quốc tế.…
  • Đối với nhà nước: Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi là công cụ, căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi đang được lưu hành trên thị trường.
  • Đối với người tiêu dùng: Chứng nhận hợp quy như 1 lời khẳng định về chất lượng sản phẩm,đảm bảo an toàn cho vật nuôi. Đồng thời, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng nói chung thông qua việc tạo ra các sản phẩm thức ăn chăn nuôi an toàn.
Viện Chất Lượng cấp giấy chứng nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi

Viện Chất Lượng cấp giấy chứng nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi

4. Quy trình chứng nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi

Bước 1: Đăng ký chứng nhận chất lượng tại Viện Chất Lượng;

Bước 2: Trao đổi kế hoach, thực hiện ký kết hợp đồng và xếp lịch đánh giá chứng nhận;

Bước 3: Tiến hành đánh giá chứng nhận tại nhà máy đồng thời lấy mẫu thử nghiệm;

Bước 4: Thẩm xét hồ sơ và kết quả thử nghiệm;

Bước 5: Cấp chứng chỉ chất lượng thức ăn chăn nuôi cho tổ chức.

Thời gian tối đa để chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi là 20 ngày kể từ ngày đánh giá và nhận mẫu thử nghiệm. Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận chất lượng có giá trị 3 năm kể từ ngày ban hành đối với các sản phẩm được sản xuất trong nước. Đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu giá trị giấy chứng nhận chỉ có hiệu lực với mục đích thông quan cho lô hàng đấy.

Mọi thông tin tư vấn chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi xin vui lòng liên hệ Viện Chất Lượng Việt Nam qua hotline 090.284.2298 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ: VIỆN CHẤT LƯỢNG VIỆT NAM

✅ Thương hiệu Uy tín⭐ Hỗ trợ trên toàn quốc
✅ Chi phí thấp nhất⭐ Nhận chứng chỉ nhanh
✅ Hỗ trợ 24/7⭐ 090.284.2298
4.9/5 - (12 bình chọn)
GỌI ĐIỆN NGAY 0902.842.298