
Cần trục làm việc với sức nặng lên tới hàng trăm tấn, bởi vậy độ nguy hiểm là rất cao. Điều này đòi hỏi cần trục phải có chất lượng tốt, không bị hư hỏng thiết bị để đảm bảo an toàn đối với con người. Hoạt động kiểm định cần trục là vô cùng cần thiết cho để đảm bảo thiết hoạt động ổn định và an toàn. Dưới đây là một số lưu ý cho cá nhân tổ chức khi tiến hành kiểm định thiết bị cần trục.
1.Kiểm định cần trục là gì?
Kiểm định cần trục là hoạt động bắt buộc theo quy định của cơ quan quản lý Nhà nước khi doanh nghiệp hoặc cá nhân sử dụng thiết bị này. Quá trình kiểm định cần trục nhằm kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của cần trục dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

Kiểm định cần trục là hoạt động bắt buộc theo quy định của cơ quan quản lý
Xem thêm: [Miễn phí] Tư vấn quy trình kiểm định cầu trục
2. Tại sao cần kiểm định cần trục?
- Đảm bảo an toàn cho người vận hành và những người khác trong phạm vi làm việc của cần trục.
- Đảm bảo an toàn và tránh thiệt hại về tài sản, cơ sở vật chất cho doanh nghiệp,….
- Thông qua kiểm định, doanh nghiệp sẽ phát hiện kịp thời các hư hỏng cần khắc phục
- Nâng cao năng suất làm việc của cần trục.
- Tuân thủ các quy định hiện hành khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
- Là bằng chứng pháp lý cho khách hàng và cho đơn vị bảo hiểm.

Kiểm định để đảm bảo an toàn và tránh thiệt hại về tài sản, cơ sở vật chất cho doanh nghiệp,….
3. Quy định kiểm định cần trục
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật của cần trục
- Kiểm tra lý lịch, bản vẽ, hồ sơ lắp đặt.
- Kiểm tra hồ sơ quản lý, vận hành, bảo trì và sửa chữa của cần trục
- Xem xét lại hồ sơ kiểm định lần trước
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài
- Kiểm tra vị trí mặt bằng đặt thiết bị, hàng rào bảo vệ, các khoảng cách, các chướng ngại vật.
- Kiểm tra sự phù hợp, đồng bộ của các bộ phận, chi tiết thiết bị so với hồ sơ, lý lịch.
- Xem xét lần lượt và toàn bộ các cơ cấu, bộ phận của thiết bị nâng, đặc biệt chú trọng đến tình trạng các bộ phận và chi tiết.
Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật – Thử không tải
- Cơ cấu nâng hạ móc, nâng hạ cần, cơ cấu quay, cơ cấu di chuyển thiết bị (nếu là loại tự hành bánh xích).
- Các thiết bị an toàn: khống chế nâng hạ móc, khống chế nâng hạ cần, hệ thống hạn chế quá tải tại các vị trí (nếu có), chỉ báo tầm với và tải trọng tương ứng.
- Phanh, hãm cơ cấu nâng hạ cần và móc.
- Các thiết bị điều khiển, chiếu sáng, tín hiệu, âm hiệu.
- Các phép thử trên được thực hiện không ít hơn 03 lần.
Bước 4: Các chế độ thử tải – Phương pháp thử
Thử tĩnh:
– Tải trọng thử: 125% SWL hoặc bằng 125% Q(sd), trong đó:
+ SWL: tải trọng làm việc an toàn của thiết bị;
+ Q(sd): tải trọng sử dụng theo yêu cầu của cơ sở không lớn hơn tải trọng thiết kế. Đồng thời phải phù hợp với chất lượng thực tế của thiết bị.
– Khi nâng tải, kiểm tra sự hoạt động của hệ thống hạn chế quá tải tại các vị trí này. Thiết bị khống chế quá tải phải ngăn chặn được các cơ cấu tiếp tục hoạt động vượt quá giới hạn an toàn của thiết bị. Và chỉ cho phép các cơ cấu đó hoạt động theo chiều ngược lại để đưa tải về trạng thái an toàn hơn.
– Treo tải lần lượt tại hai vị trí tầm với nhỏ nhất và lớn nhất theo đặc tính tải của thiết bị và thực hiện theo 4.3.2, TCVN 4244:2005.
Thử động
– Tải thử: 110% SWL hoặc bằng 110% Q(sd).
– Treo tải lần lượt tại hai vị trí tầm với nhỏ nhất và lớn nhất theo đặc tính tải. Và thực hiện theo mục 4.3.2, 4.3.3 TCVN 4244:2005.
Bước 5: Xử lí kết quả kiểm định
Lập biên bản kiểm định có chữ ký của các bên liên quan. Tiến hành dán tem kiểm định và Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định (nếu đạt yêu cầu).

Liên hệ Viện chất lượng để kiểm định cần trục
Xem thêm: Kiểm định xe nâng các loại | Triển khai nhanh – Chuẩn giá
4.Thời hạn kiểm định cần trục
Thời hạn kiểm định định kì các loại cần trục tự hành là 2 năm. Đối với thiết bị đã sử dụng trên 10 năm thời hạn kiểm định định kì là 1 năm. Ngoài ra cần chú ý các thời điểm kiểm định sau:
- Kiểm định lần đầu: thực hiện sau khi lắp đặt cần trục, trước khi đưa vào sử dụng.
- Kiểm định định kỳ: thực hiện khi hết thời hạn kiểm định ghi trên phiếu kết quả kiểm định lần trước.
- Kiểm định bất thường: thực hiện sau khi cần trục được cải tạo, sửa chữa lớn hoặc khi có sự cố và đã khắc phục.
Lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Chỉ các tổ chức và cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp phép mới đủ điều kiện để thực hiện công việc này. Viện chất lượng Việt Nam là đơn vị kiểm định cần trục uy tín hàng đầu được Nhà nước chỉ định và cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm. Chúng tôi cam kết sẽ cung cấp cho quý doanh nghiệp dịch vụ hỗ trợ tốt nhất với giá thành hợp lý nhất.
Hãy liên hệ với Viện chất lượng Việt Nam ngay để được hỗ trợ kiểm định.
- Tòa nhà 789 Khu đô thị Ngoại Giao Đoàn – Bắc Từ liêm – Hà Nội.
- Điện thoại: 090.284.2298
- Email: info.vienchatluong@gmail.com