
Cát xây dựng là nguyên liệu không thể thiếu trong xây dựng đặc biệt là các công trình lớn. Vì vậy, Nhà nước đã quy định Quy chuẩn QCVN 16:2019/BXD bắt buộc các doanh nghiệp tham gia sản xuất cát đều phải thực hiện chứng nhận hợp quy cát xây dựng nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng, tránh ảnh hưởng chất lượng đến các công trình.
Nội dung bài viết
1. Chứng nhận hợp quy cát xây dựng là gì?
Chứng nhận hợp quy cát xây dựng là hoạt động cấp giấy chứng nhận hợp quy đối với các sản phẩm cát xây dựng khi sản phẩm này đã được đánh giá là phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật QCVN 16:2019/BXD bởi tổ chức được chỉ định chứng nhận hợp quy, thử nghiệm đối với các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo pháp luật.
Hợp quy cát xây dựng đây là hoạt động bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cát xây dựng đều phải tuân theo dựa vào QCVN 16:2019/BXD. Từ đó giúp nhà nước quản lý được hoạt động sản xuất cát xây dựng chất lượng, tránh được những tai nạn không đáng có, cũng như nâng cao chất lượng của sản phẩm cho doanh nghiệp.
Phạm vi áp dụng: Cát xây dựng là hỗn hợp các hạt cốt liệu nhỏ có kích thước chủ yếu từ 0,14 mm đến 5 mm. Cát xây dựng có thể là cát tự nhiên, cát nghiền và hỗn hợp từ cát tự nhiên và cát nghiền.

Chứng nhận hợp quy cát xây dựng theo Quy chuẩn QCVN 16:2019/BXD
✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng | Thủ tục chi tiết
2. Tại sao bắt buộc phải chứng nhận hợp quy cát xây dựng?
Hiện nay, sản phẩm cát xây dựng đang lưu hành ở thị trường chưa qua xử lý. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến các công trình xây dựng không đảm bảo được chất lượng. Vì vậy, nhà nước đã ban hành QCVN 16:2019/BXD để sản phẩm được đảm bảo chất lượng. Dưới đây là những lợi ích khi doanh nghiệp chứng nhận hợp quy cát xây dựng:
- Đảm bảo các yêu cầu về pháp luật do Nhà nước quy định cho sản phẩm cát xây dựng;
- Khi đạt giấy chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp có thể dễ dàng tham gia vào các công trình đấu thầu lớn;
- Giúp các cơ quan quản lý dễ dàng hơn khi vận dụng các hình thức miễn giảm kiểm tra theo quy định;
- Đảm bảo an toàn cho người sử dụng, tránh được những thiệt hại do sản phẩm cát xây dựng gây ra.

Chứng nhận hợp quy cát xây dựng giúp sản phẩm đạt chất lượng cao
✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp quy thiết bị bảo hộ lao động | Nâng cao tinh thần bảo vệ sức khỏe người lao động
3. Phương thức chứng nhận hợp quy cát xây dựng
Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình.
Phương thức này áp dụng đối với các sản phẩm nhập khẩu được sản xuất bởi cơ sở sản xuất tại nước ngoài đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 1 không quá 01 năm và giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu mỗi lần nhập khẩu.
Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
- Phương thức này áp dụng đối với các loại sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài đã xây dựng và duy trì ổn định hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001;
- Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 là không quá 03 năm và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.
Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa.

Chứng nhận hợp quy sản phẩm cát xây dựng là điều bắt buộc
✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp quy thiết bị máy móc theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH
4. Quy trình chứng nhận hợp quy cát xây dựng
4.1 Đối với sản phẩm cát xây dựng được sản xuất trong nước
Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy sản phẩm cát xây dựng
- Doanh nghiệp đăng ký chứng nhận và cung cấp các thông tin liên quan tới sản phẩm chứng nhận hợp quy;
- Đơn vị thực hiện chứng nhận hợp quy lập kế hoạch, hoàn thiện hồ sơ, tiến hành đánh giá chứng nhận.
Bước 2: Đánh giá sơ bộ ban đầu về điều kiện tại cơ sở
Bước 3: Đánh giá chính thức và cấp giấy chứng nhận
Đánh giá điều kiện sản xuất và đảm bảo chất lượng, kết hợp lấy mẫu sản phẩm điển hình tại nơi sản xuất để thử nghiệm theo phương thức 5. Đánh giá kết quả thử nghiệm và điều kiện sản xuất thực tế để ra chứng nhận hợp quy.
Bước 4: Công bố hợp quy cát xây dựng
Đơn vị chứng nhận hợp quy sẽ hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ công bố theo quy định pháp luật và hướng dẫn nộp hồ sơ công bố hợp quy tại Sở xây dựng tỉnh/thành phố.
4.2 Đối với sản phẩm cát xây dựng nhập khẩu
Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy sản phẩm cát xây dựng
- Doanh nghiệp đăng ký chứng nhận và cung cấp các thông tin liên quan tới sản phẩm chứng nhận hợp quy;
- Đơn vị thực hiện chứng nhận hợp quy lập kế hoạch, hoàn thiện hồ sơ, tiến hành đánh giá chứng nhận.
Bước 2: Đánh giá sơ bộ ban đầu về điều kiện tại cơ sở
Bước 3: Đánh giá chính thức và cấp giấy chứng nhận
Lấy mẫu thực tế lô hàng, lấy mẫu sản phẩm điển hình từ lô hàng để thử nghiệm theo phương thức 1 và 7. Đánh giá kết quả thử nghiệm và hồ sơ lô hàng để ra chứng nhận hợp quy cho lô hàng.
Bước 4: Công bố hợp quy cát xây dựng
Đơn vị chứng nhận hợp quy cát xây dựng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ công bố theo quy định pháp luật và hướng dẫn nộp hồ sơ công bố hợp quy tại Sở xây dựng tỉnh/thành phố.

Quy trình chứng nhận hợp quy cát xây dựng
✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp quy kính bảo hộ lao động | Trách nhiệm của doanh nghiệp
5. Hồ sơ công bố hợp quy cát xây dựng
Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy lập 02 (hai) bộ hồ sơ, trong đó 01 (một) bộ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới cơ quan chuyên ngành và 01 (một) bộ sẽ được lưu giữ tại tổ chức doanh nghiệp. Thành phần hồ sơ gồm các tài liệu, giấy tờ như sau:
5.1 Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
- Bản công bố hợp quy;
- Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy;
- Bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp kèm theo mẫu dấu hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân;
- (Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có công chứng;).
5.2 Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
- Bản công bố hợp quy;
- Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật);
- quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng hoặc bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực;
- Bản sao y bản chính Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký;
- Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo mẫu dấu hợp quy và các tài liệu có liên quan;
- (Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có công chứng.)
Tại Việt Nam, Viện Chất Lượng Việt Nam là Tổ chức hàng đầu trong chứng nhận hợp quy cát xây dựng. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết sẽ cung cấp cho quý doanh nghiệp dịch vụ chứng nhận tốt nhất với giá thành hợp lý nhất.
Hãy liên hệ với Viện chất lượng ngay hôm nay thông qua địa chỉ:
Tòa nhà 789 Khu đô thị Ngoại Giao Đoàn – Bắc Từ liêm – Hà Nội
Điện thoại: 090.284.2298
Email: info.vienchatluong@gmail.com