
Chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản là yêu cầu bắt buộc đối với các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu thức ăn thủy sản tại Việt Nam theo Thông tư 07/2019/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản
1.1 Chứng nhận thức ăn thủy sản là gì?
Chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản là hoạt động đánh giá chất lượng sản phẩm thức ăn thủy sản dựa trên Quy chuẩn quốc gia nhằm đánh giá sự phù hợp của sản phẩm trước khi tiêu thụ trên thị trường.
Ngày 07 tháng 08 năm 2019 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư 07/2019 TT-BNNPTNT ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về thức ăn thủy sản bao gồm:
- Phần 1: Chứng nhận thức ăn thủy sản hỗn hợp
Ký hiệu: QCVN 02-31-1:2019/BNNPTNT
- Phần 2: Chứng nhận thức ăn thủy sản bổ sung
Ký hiệu: QCVN 02-31-2:2019/BNNPTNT
- Phần 3: Chứng nhận thức ăn thủy sản tươi, sống
Ký hiệu: QCVN 02-31-3:2019/BNNPTNT
Ngoài ra còn tiêu chuẩn Việt Nam cho từng loại thủy sản như:
- TCVN 9964:2014 – Thức ăn hỗn hợp cho tôm sú;
- TCVN 10300:2014 – Thức ăn hỗn hợp cho cá tra và cá rô phi;
- TCVN 10301:2014 – Thức ăn hỗn hợp cho cá giò và cá vược;
- TCVN 10325:2014 – Thức ăn hỗn hợp cho tôm thẻ chân trắng.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2020, tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, nhập khẩu thức ăn dùng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.

Chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản tại Việt Nam
1.2 Vậy công bố hợp quy là gì?
Công bố hợp quy thức ăn thủy sản là hoạt động các tổ chức, cá nhân thực hiện công bố chất lượng sản phẩm sau khi thực hiện đánh giá chứng nhận hợp quy sản phẩm.
Viện Chất Lượng Viêt Nam hỗ trợ miễn phí thủ tục, hồ sơ công bố hợp quy thức ăn thủy sản.
2. Quy định về phương thức chứng nhận và Kiểm tra thức ăn thủy sản
2.1 Thức ăn thủy sản được sản xuất trong nước
Đối với sản phẩm sản xuất trong nước: Chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản được thực hiện theo phương thức 1 (thử nghiệm mẫu điển hình). Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
Thời hạn giấy chứng nhận thức ăn thủy sản theo phương thức có giá trị 3 năm kể từ ngày cấp.
2.2 Thức ăn thủy sản nhập khẩu
Đối với sản phẩm nhập khẩu: thực hiện theo phương thức 7 (thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa). Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
Hiệu lực giấy chứng chỉ thủy sản theo phương thức 7 chỉ có giá trị với mục đích thông quan cho lô hàng nhập khẩu.

Đăng ký công bố chất lượng thức ăn thủy sản nhập khẩu
✍Xem thêm: Đăng ký chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi
3. Quy trình đánh giá chất lượng thức ăn thủy sản
Bước 1: Xem xét, xác định sự phù hợp và đầy đủ đối với hồ sơ đăng ký của Doanh nghiệp;
Bước 2: Đánh giá ban đầu về các điều kiện để chứng nhận tại cơ sở (nếu Doanh nghiệp có yêu cầu);
Bước 3: Đánh giá chính thức bao gồm:
- Đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng sản xuất của cơ sở;
- Lấy mẫu thử nghiệm và đánh giá mẫu điển hình.
Bước 4: Báo cáo đánh giá;
Bước 5: Cấp Giấy chứng chỉ hợp quy;
Bước 6: Giám sát sau chứng nhận (định kỳ 9 – 12 tháng/1 lần).
4. Lợi ích khi hợp quy thức ăn thủy sản
- Điều kiện đảm bảo thức ăn thủy sản được phép lưu hành trên thị trường;
- Khẳng định chất lượng nguồn thức ăn thủy sản: Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm là một minh chứng với người nuôi trồng thủy sản và cộng đồng rằng sản phẩm thức ăn thủy sản của doanh nghiệp đảm bảo an toàn cho thủy sản, cũng như người tiêu dùng những thực phẩm được nuôi trồng bằng thức ăn thủy sản đó;
- Giảm thiểu rủi ro pháp lý: Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thức ăn thủy sản kiểm soát được chất lượng sản phẩm, giảm thiểu rủi ro về pháp lý hoặc các chi phí liên quan nhờ tuân thủ đúng quy chuẩn Việt Nam;
- Nâng cao uy tín, lợi thế cạnh tranh: tạo dựng lòng tin từ khách hàng giúp nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất;
- Là lời cam kết của doanh nghiệp bảo vệ sức khỏe nền kinh tế và sức khỏe cộng đồng;
- Điều kiện giúp doanh nghiệp mở rộng cơ hội xuất khẩu thức ăn thủy sản đến nhiều thị trường quốc tế.
Viện Chất Lượng Việt Nam được Tổng cục Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoạt động chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản bao gồm: thức ăn thủy sản hỗn hợp; thức ăn thủy sản bổ sung; thức ăn thủy sản tươi, sống. Với đội ngũ chuyên gia chứng nhận có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động chứng nhận thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản luôn đáp ứng các yêu cầu khách hàng.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
VIỆN CHẤT LƯỢNG VIỆT NAM
- VPGD: Tòa nhà 789 Khu đô thị Ngoại Giao Đoàn – Bắc Từ liêm – Hà Nội
- Hotline: 090.284.2298
- Website: https://vienchatluong.vn/
- Email: info.vienchatluong@gmail.com
Quý doanh nghiệp cần tư vấn báo phí chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản hay kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản nhập khẩu liên hệ qua hotline 090.284.2298 Viện Chất Lượng để được hỗ trợ tốt nhất.