Chứng nhận ISO 22000:2018 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Trang chủ » Tin tức
Tin tức
17-11-2020
149 lượt xem

Việc áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – ISO 22000 được coi là một quyết định chiến lược và đúng đắn đối với một tổ chức nhằm cải tiến toàn bộ kết quả thực hiện của tổ chức về an toàn thực phẩm như giải quyết được các rủi ro liên quan trong quá trình sản xuất, chứng minh sản phẩm được sản xuất theo quy trình đạt tiêu chuẩn quốc tế….

 

Chứng nhận ISO 22000 - Chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Chứng nhận ISO 22000 – Chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

1.Tiêu chuẩn ISO 22000 là gì?

Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm là một tiêu chuẩn về hệ thống quản lý đảm bảo an toàn chất lượng thực phẩm do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) phát triển và ban hành. ISO 22000 đưa ra các yêu cầu về quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển thực phẩm trong tổ chức, doanh nghiệp.

ISO 22000 được ban hành vào năm 2005 được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Tại Việt Nam phiên bản TCVN 22000:2005 được coi là bản chính thức, sau này được nâng cấp lên bản ISO 22000:2018.

✅ Xem thêm: Xem Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 PDF phiên bản mới nhất 

2.Chứng nhận ISO 22000:2018 là gì?

Chứng nhận ISO 22000 là một chứng chỉ về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế. Khi một tổ chức muốn áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm thì cần phải đáp ứng phù hợp với các điều kiện và tiêu chuẩn đề ra của ISO 22000:2018.

Hình ảnh minh họa chứng nhận ISO 22000 hệ thống an toàn thực phẩm

Hình ảnh minh họa chứng nhận ISO 22000 hệ thống an toàn thực phẩm

Viện Chất Lượng Việt Nam tư vấn, đào tạo và cấp giấy chứng nhận ISO 22000 về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cho các doanh nghiệp thực phẩm tại Việt Nam.

2.1. ISO 22000 áp dụng cho doanh nghiệp nào?

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cho tổ chức trực tiếp hoặc gián tiếp hoạt động trong chuỗi thực phẩm như:

  • Các đơn vị chế biến, nhà sản xuất các thành phần nguyên liệu, nhà sản xuất thực phẩm, nhà bán lẻ;
  • Các tổ chức cung cấp dịch vụ thực phẩm, dịch vụ làm sạch và vệ sinh;
  • Các tổ chức cung cấp dịch vụ vận chuyển, bảo quản và phân phối, nhà cung cấp thiết bị, chất làm sạch, chất khử trùng, vật liệu bao gói và các vật liệu khác tiếp xúc với thực phẩm;
  • Tổ chức, nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, người thu hoạch các động vật và thực vật hoang dã;
  • Các nông trại, ngư trường, trang trại nhỏ lẻ và đại lý dịch vụ thực phẩm quy mô nhỏ.

2.2. Điều kiện áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 22000

  • Đăng ký đánh giá sự phù hợp doanh nghiệp

Doanh nghiệp thực phẩm đăng ký đánh giá sự phù hợp tại tổ chức chứng nhận Viện Chất Lượng. Sau khi đăng ký xong tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000. Nếu doanh nghiệp phù hợp với các tiêu chuẩn ISO 22000, tổ chức chứng nhận hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000.

  • Xây dựng kế hoạch và áp dụng tiêu chuẩn 

Doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch và áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 – Hệ thống an toàn thực phẩm sao cho phù hợp với doanh nghiệp mình.  Bởi tại mỗi doanh nghiệp thì quá trình xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn lại khác nhau từ quy mô, phạm vi, số lượng nhân viên, số lượng phòng ban, văn phòng đến sản phẩm, dịch vụ…là khác nhau. Do đó, ngay từ đầu các doanh nghiệp phải có kế hoạch cũng như chương trình xây dựng áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 cho riêng tổ chức mình. Viện chất lượng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp giai đoạn này.

 

ISO 22000 thay thế được cho chứng chỉ An toàn thực phẩm

ISO 22000 thay thế được cho chứng chỉ An toàn thực phẩm

✍Xem thêm: ISO 9001 là gì? Thủ tục cấp giấy chứng nhận ISO 9001

  • Duy trì và thực hiện theo tiêu chuẩn

Doanh nghiệp cần phải duy trì và thực hiện các yêu cầu mà chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đề ra. Hằng năm, doanh nghiệp cần phải thực hiện đánh giá chứng nhận đình kỳ.

Trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện theo tiêu chuẩn thì hiệu lực của giấy chứng nhận ISO 22000 không còn giá trị và tổ chức chứng nhận sẽ thu hồi.

2.3. Quy trình đánh giá cấp chứng nhận ISO 22000

Quy trình thực hiện đánh giá chứng nhận ISO 22000:2018 tại Viện Chất Lượng gồm 6 bước thực hiện đánh giá nhanh, giúp giảm thiểu chi phí phát sinh:

Bước 1: Thu thập thông tin doanh nghiệp

Doanh nghiệp và tổ chức chứng nhận cần trao đổi thông tin, các yêu cầu thực hiện nhằm đi đến thống nhất chung giữa 2 bên nhằm đảm bảo Viện chất lượng thực hiện theo đúng yêu cầu đến từ khách hàng.

Bước 2: Đánh giá thử (nếu cần): Đánh giá sơ bộ để xác định mức độ đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn. Sau khi thực hiện đăng ký chứng nhận tại Viện Chất Lượng.

Bước 3:  Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá chính thức (02 giai đoạn):

  • Giai đoạn 1: Đánh giá tài liệu, hồ sơ tại hiện trường để xác định sự sẵn sàng của hệ thống;
  • Giai đoạn 2: Đánh giá tại hiện trường toàn bộ các yếu tố theo yêu cầu của tiêu chuẩn.

Bước 4:  Viện Chất Lượng cấp giấy chứng nhận ISO 22000 có giá trị 03 năm trên cơ sở được giám sát hàng năm,  xử lý hành động khắc phục (nếu có);

Bước 5: Đánh giá giám sát định kỳ nhằm đảm bảo hệ thống quản lý tiếp tục được duy trì và cải tiến hiệu lực và hiệu quả;

Bước 6: Đánh giá tái chứng nhận sau 03 năm để xác nhận sự phù hợp và hiệu lực, hiệu quả của hệ thống.

Quy trình đánh giá chứng nhận ISO 22000:2018

Quy trình đánh giá chứng nhận ISO 22000:2018

2.4. Thời gian chứng nhận ISO 22000

Thông thường tổ chức chứng nhận cần khoảng 2-5 ngày để thực hiện đánh giá chứng nhận tại doanh nghiệp. Nếu kết quả đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng chỉ sau đó vài ngày.

3. Chi phí chứng nhận hệ thống ISO 22000

Viện Chất Lượng báo giá chứng nhận ISO 22000:2018 tới doanh nghiệp phụ thuộc vào phạm vi, quy mô, số lượng công nhân viên, sản phẩm và dịch vụ trong tổ chức đấy. Do đó doanh nghiệp cần phải thống kê thông tin cần thiết giúp tổ chức chứng nhận báo giá một cách hợp lý và chi tiết nhất.

Doanh nghiệp liên hệ báo giá qua hotline 090.284.2298 hoặc email info.vienchatluong@gmail.com.

4. Hiệu lực của chứng chỉ ISO 22000

Chứng chỉ ISO 22000:2018 có hiệu lực tối đa trong 3 năm, trong thời gian duy trì hiệu lực của chứng chỉ doanh nghiệp cần thực hiện 2 cuộc đánh giá giám sát. Thời điểm diễn ra cuộc đánh giá giám sát là không quá 12 tháng kể từ cuộc đánh giá gần nhất, thời gian cụ thể tùy thuộc vào sự thỏa thuận của đơn vị với tổ chức chứng nhận.

5. Lợi ích khi đạt chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

  • Tiêu chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu, do đó khi có được chứng nhận ISO 22000 doanh nghiệp sẽ tăng cơ hội xuất khẩu, thâm nhập thị trường thế giới nhờ đạt được tiêu chuẩn quốc tế;
  • Giúp tổ chức quản lý dễ dàng các khâu trong hệ thống của doanh nghiệp mình, kiểm soát hiệu quả chất lượng sản phẩm theo một quy trình;
  • Giảm thiểu tối đa nguy cơ sai lỗi và chi phí rủi ro liên quan tới an toàn thực phẩm;
  • Tạo được niềm tin và sự tin tưởng cho khách hàng, để khách hàng có thể hoàn toàn tin vào chất lượng của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp;
  • Được cơ quan quản lý nhà nước xem xét miễn, giảm kiểm tra khi có giấy chứng nhận ISO 22000 thay thế cho giấy phép an toàn thực phẩm.

6. Tổ chức chứng nhận ISO 22000 tại Việt Nam

Viện Chất Lượng Việt Nam hội tụ đầy tủ năng lực đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 22000:2018 được Bộ Công Nghệ Khoa Học công nhận và cấp phép thực hiện chứng nhận. Giấy chứng nhận tại Viện Chất Lượng cấp được công nhận tại Việt Nam và có giá trị quốc tế.

Đã có hơn +500 doanh nghiệp tại Việt Nam áp dụng thành công ISO 22000:2018 khi đăng ký đánh giá chứng nhận tại Viện Chất Lượng.

 

Mọi thông tin tư vấn về dịch vụ chứng nhận ISO 22000:2018 Quốc tế – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm xin liên hệ qua hotline 090.284.2298  hoặc email info.vienchatluong@gmail.com để được tư vấn chi tiết nhất.

4.8/5 - (18 bình chọn)
GỌI ĐIỆN NGAY 0902.842.298