
Ngày 30 tháng 12 năm 2019 Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội đã ban hành Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH về danh mục thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động. Quy định mọi tổ chức doanh nghiệp trước khi đưa máy móc thiết bị vào sử dụng bắt buộc phải thực hiện kiểm định an toàn.

Dịch vụ kiểm định an toàn thiết bị tại Viện Chất Lượng
1. Kiểm định an toàn là gì?
Kiểm định kỹ thuật hay kiểm định an toàn là hoạt động kiểm tra, thử nghiệm theo một quy trình nhất định nhằm đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống các khuyết tật, các mối nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình vận hành thiết bị.
Nói chung đối với những thiết bị có mức độ rủi ro cao, khi xảy ra sự cố có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người, tài sản và môi trường. Chính vì vậy, thiết bị phải được kiểm định và đăng ký trước khi đưa vào sử dụng. Trong quá trình sử dụng, thiết bị phải được kiểm định định kỳ (thời gian giữa 2 lần kiểm định phụ thuộc vào chủng loại và tình trạng thiết bị).
2. Khi nào cần phải thực hiện kiểm định kỹ thuật?
- Kiểm định lần đầu: Các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng;
- Kiểm định theo chu kỳ: Theo thời gian vận hành sử dụng, cần trục cần phải được kiểm định định kỳ theo thời gian. Tùy vào thiết bị, loại máy mà thời gian kiểm định định kỳ là khác nhau;
- Kiểm định bất thường: Hoạt động kiểm định sau sự cố lớn, máy móc bị hư hỏng hay theo yêu cầu của các cơ quan chức năng.
3. Lợi ích khi thực hiện kiểm định thiết bị máy móc?
- Tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật trong hoạt động sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
- Đảm bảo an toàn cho con người, hàng hóa và tài sản trong quá quá trình vận hành;
- Tăng năng suất lao động do thời gian làm việc của thiết bị không bị gián đoạn;
- Giảm thiểu chi phí tổn hại do tai nạn lao động gây ra;
- Là bằng chứng pháp lý cần thiết cung cấp cho các đơn vị bảo hiểm cũng như khách hàng khi đánh giá.

Dịch vụ kiểm định an toàn máy móc công nghiệp tại Viện Chất Lượng
✍Xem thêm: Dịch vụ kiểm định thiết bị điện nhanh chóng
4. Danh mục thiết bị, loại máy được yêu cầu phải kiểm định an toàn?
Theo thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH – Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải thực hiện công tác kiểm định an toàn trước khi đưa vào sử dụng đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
4.1 Danh mục thiết bị đo lường
- Kiểm định áp kế;
- Kiểm định nhiệt ẩm kế;
- Kiểm định van an toàn;
- Kiểm định dây đai an toàn;
- Kiểm định hệ thống chênh áp buồng thang;
- Kiểm định hệ thống chống sét, hệ thống nối đất tiếp địa an toàn.
4.2 Danh mục kiểm định thiết bị nâng
- Kiểm định silo;
- Kiểm định palang;
- Trạm trộn Bê-tông;
- Kiểm định container;
- Kiểm định Vận thăng, cẩu tháp;
- Cổng trục, cầu trục;
- Kiểm định xe nâng hàng, nâng người;
- Kiểm định an toàn thang máy, thang cuốn;
- Kiểm định hệ thống kệ chứa hàng hoá, Băng tải chuyển hàng;
- Hệ thống cáp treo, tời nâng hàng, tời nâng người;
- Các thiết bị thi công xây dựng.
4.3 Danh mục kiểm định thiết bị áp lực
- Nồi gia nhiệt dầu;
- Kiểm định bồn chứa LPG;
- Các bồn chứa hóa chất, dung môi, nhiên liệu;
- Kiểm định nồi hơi (lò hơi), nồi đun nước nóng, nồi hơi đun điện;
- Kiểm định bình chịu áp lực có áp suất làm việc lớn hơn 0.7 bar
- Kiểm định hệ thống lạnh;
- Kiểm định hệ thống khí y tế.
5. Chi phí kiểm định an toàn thiết bị
Chi phí kiểm định an toàn các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được Viện Chất Lượng áp dụng theo quy định mức giá tối thiểu của nhà nước tại thông tư số 41/2016/TT/BLĐTBXH ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà chi phí kiểm định an toàn có thể thay đổi. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 090.284.2298 hoặc email info.vienchatluong@gmail.com để nhận được thông tin chi tiết và hợp lý nhất.