Chứng nhận hợp quy thiết bị bảo hộ lao động | Chi phí thấp

Trang chủ » Tin tức
Tin tức
13-06-2022
147 lượt xem

Thiết bị bảo hộ lao động là dòng sản phẩm đem lại sự an toàn cho người lao động. Và theo thông tư 01/2021/TT-BLĐTBXH, loại thiết bị này nằm trong danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, vì vậy cần phải bắt buộc chứng nhận hợp quy.

 

1. Chứng nhận hợp quy thiết bị bảo hộ lao động

Thiết bị bảo hộ lao động được định nghĩa là những trang thiết bị, đồ dùng, đồ bảo hộ được trang bị cho người lao động sử dụng, nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động trước các môi trường làm việc gây hại như bụi, vi khuẩn, virus, tia UV, điện từ, các máy móc nguy hiểm, các vật nhọn, hóa chất… Ngoài ra cũng đảm bảo tính vệ sinh các sản phẩm mà người lao động làm ra.

Chứng nhận hợp quy thiết bị bảo hộ lao động là hoạt động chứng nhận sản phẩm, thiết bị bảo hộ lao động phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia (gọi tắt QCVN) đã được quy định nhằm bảo vệ an toàn người lao động và đáp ứng các yêu cầu pháp lý giúp sản phẩm thương mại trên thị trường. Chứng nhận này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng các sản phẩm, thiết bị bảo hộ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Chứng nhận hợp quy găng tay lao động

Chứng nhận hợp quy găng tay lao động

Xem thêm: Thủ tục Chứng nhận hợp quy kính bảo hộ lao động

2. Danh mục sản phẩm bảo hộ lao động cần chứng nhận hợp quy

Theo thông tư 01/2021/TT-BLĐTBXH, dưới đây là các sản phẩm/thiết bị bảo hộ lao động cần chứng nhận hợp quy:

  • Phương tiện bảo vệ đầu cho người lao động: Mũ an toàn công nghiệp – QCVN 06: 2012/BLĐTBXH
  • Phương tiện bảo vệ mắt, mặt cho người lao động: Kính hàn, mặt nạ hàn, chống vật văng bắn, tia cực tím – QCVN 27: 2016/BLĐTBXH và QCVN 28: 2016/BLĐTBXH.
  • Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp cho người lao động: Khẩu trang, mặt nạ và bán mặt nạ lọc bụi; Khẩu trang, mặt nạ và bán mặt nạ lọc hơi khí độc (trừ khẩu trang y tế) – QCVN 08: 2012/BLĐTBXH và QCVN 10: 2012/BLĐTBXH.
  • Phương tiện bảo vệ tay cho người lao động: Găng tay bảo hộ lao động chống cắt, đâm thủng, cứa rách, cách điện (trừ mặt hàng găng tay y tế, găng khám bệnh) – QCVN 24: 2014/BLĐTBXH.
  • Phương tiện bảo vệ chân cho người lao động: Giầy chống đâm thủng, cứa rách, va đập, hóa chất; Ủng cách điện – QCVN 15: 2013/BLĐTBXH và  QCVN 36: 2019/BLĐTBXH.
  • Dây đai an toàn và Hệ thống chống rơi ngã cá nhân cho người lao động: QCVN 23: 2014/BLĐTBXH.
  • Quần áo chống nhiệt và lửa cho người lao động: QCVN 37: 2019/BLĐTBXH
Thiết bị bảo hộ lao động

Thiết bị bảo hộ lao động

Xem thêm: Dịch vụ cấp giấy Chứng nhận hợp quy găng tay bảo hộ lao động

3. Quy trình đánh giá chứng nhận sản phẩm bảo hộ lao động

3.1 Đối với sản phẩm được sản xuất trong nước

Theo quy định tại điều 5 của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc quy đinh về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật với sản phẩm trong nước. Các sản phẩm hàng hóa sau khi chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 cần phải được công bố hợp quy. Quy trình như sau:

  • Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy sản phẩm theo mẫu đăng ký chứng nhận của tổ chức.
  • Bước 2: Tiến hành ký kết hợp đồng, báo giá.
  • Bước 3: Tư vấn xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng tại nhà máy (nếu đã có chứng chỉ ISO 9001:2015 thì bỏ qua bước này)
  • Bước 4: Tổ chức tiến hành đánh giá hợp quy tại nhà máy và lấy mẫu thử nghiệm.
  • Bước 5: Thẩm xét hồ sơ đánh giá.
  • Bước 6: Tổ chức cấp giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm.
  • Bước 7: Công bố hợp quy tại Sở Công thương (Viện Chất Lượng VN sẽ hướng dẫn khách hàng thực hiện bước này).
Quy trình chứng nhận hợp quy thiết bị bảo hộ lao động sản xuất trong nước

Quy trình chứng nhận hợp quy thiết bị bảo hộ lao động sản xuất trong nước

3.2 Đối với sản phẩm được nhập khẩu

Cần phải chứng nhận hợp quy hay kiểm tra chất lượng theo phương thức 7 quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKCN. Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 chỉ có giá trị hiệu lực đối với lô hàng được đánh giá chứng nhận.

  • Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy sản phẩm theo mẫu đăng ký chứng nhận của Viện Chất Lượng Việt Nam.
  • Bước 2: Doanh nghiệp nhập khẩu đăng ký thủ tục kiểm tra chất lượng với Hải quan (đối với lô hàng nhập khẩu).
  • Bước 3: Tiến hành đánh giá, lấy mẫu thử nghiệm của lô hàng (có thể lấy mẫu tại cảng hoặc tại kho hàng).
  • Bước 4: Cấp giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm thiết bị bảo hộ lao động.

4. Tổ chức được Nhà Nước cấp phép thực hiện chứng nhận hợp quy

Tại Việt Nam, Viện Chất Lượng Việt Nam là đơn vị được Bộ Lao động – Thương binh và Xã Hội chỉ định có đủ năng lực thực hiện chứng nhận hợp quy sản phẩm thiết bị bảo hộ lao động. Với đội ngũ chuyên gia có chuyên môn kỹ thuật cao và dày dạn kinh nghiệm, cam kết mạng lại cho khách hàng dịch vụ chứng nhận tốt nhất. Và với hệ thống văn phòng trên khắp cả Nước, Viện chất lượng Việt Nam luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. 

5. Chi phí chứng nhận hợp quy thiết bị bảo hộ lao động

Chi phí chứng nhận hợp quy sản phẩm bảo hộ lao động phụ thuộc vào từng thiết bị chứng nhận và mức độ yêu cầu của quy chuẩn được chứng nhận. Để biết rỗ thông tin chi phí hợp quy thiết bị bảo hộ lao động, vui lòng liên hệ Viện Chất Lượng Việt Nam:

————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ: VIỆN CHẤT LƯỢNG VIỆT NAM

✅ Thương hiệu Uy tín⭐ Hỗ trợ trên toàn quốc
✅ Chi phí thấp nhất⭐ Nhận chứng chỉ nhanh
✅ Hỗ trợ 24/7⭐ 090.284.2298
4.9/5 - (10 bình chọn)
GỌI ĐIỆN NGAY 0902.842.298