
Ngày nay, chứng nhận ISO 9001 – Hệ thống quản lý chất lượng là quyết định chiến lược đối với một doanh nghiệp, việc này có thể giúp cải tiến toàn bộ kết quả hoạt động của tổ chức và đưa ra cơ sở hợp lý cho sự khởi đầu của phát triển bền vững trong tương lai.

Chứng nhận ISO 9001:2015 – Điều kiện giúp doanh nghiệp phát triển
1. Tiêu chuẩn ISO 9001: 2015
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu là một tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) phát triển và ban hành. ISO 9001 đưa ra các yêu cầu được sử dụng như một khuôn khổ cho một hệ thống quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn được sử dụng cho việc đánh giá chứng nhận phù hợp với hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 của một tổ chức.
ISO 9001:2015 được ban hành vào ngày 24 tháng 9 năm 2015 thay thế cho tiêu chuẩn ISO 9001:2008.
2. Chứng nhận hệ thống quản lý ISO 9001
Chứng nhận ISO 9001 là một chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Khi một tổ chức muốn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng thì cần phải đáp ứng phù hợp với các điều kiện và tiêu chuẩn đề ra của ISO 9001:2015.
Chứng nhận này giúp các doanh nghiệp có một hệ thống quản lý chất lượng rõ ràng và hiệu quả hơn trong các quá trình cụ thể của doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp phát triển, tạo dựng nền kinh tế cao hơn và vững trắc hơn.

Hình ảnh minh họa chứng nhận ISO 9001 hệ thống quản lý chất lượng
2.1. Đối tượng áp dụng chứng nhận ISO 9001
Chứng nhận ISO 9001 áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp, không giới hạn về quy mô, số lượng công nhân viên, trình độ cũng như lĩnh vực hoạt động.
Tiêu chuẩn ISO 9001 áp dụng khi doanh nghiệp cần chứng tỏ khả năng cung cấp sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và luật định. Nhằm mục tiêu nâng cao sự hài long của khách hàng.
2.2. Điều kiện để đạt được tiêu chuẩn ISO 9001
Đánh giá sự phù hợp doanh nghiệp
Để đánh giá sự phù hợp của doanh nghiệp đối với các yêu cầu ISO 9001, doanh nghiệp cần đăng ký chứng nhận ISO 9001 tại tổ chức chứng nhận tại Việt Nam cụ thể Viện Chất Lượng. Tổ chức chứng nhận sẽ lập kế hoạch đánh giá, tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001.
- Xây dựng kế hoạch và áp dụng tiêu chuẩn
Tại mỗi doanh nghiệp thì quá trình xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn là khác nhau bởi quy mô, phạm vi, số lượng nhân viên, số phòng ban, văn phòng, sản phẩm,…là khác nhau. Do đó, ngay từ đầu các doanh nghiệp phải có kế hoạch cũng như chương trình xây dựng áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 cho riêng tổ chức mình.
Điều kiện này gồm một số việc quan trọng như: xác định phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, họp lãnh đạo cam kết thực hiện xây dựng áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 9001, thành lập ban ISO với các thành viên là đại diện các bộ phận để thực hiện dự án; hoạch định rủi ro và cơ hội, mục tiêu chất lượng; nguồn nhân lực tham gia; thực hiện; đánh giá kết quả thực hiện; cải tiến và khắc phục.

Chu trình PDCA được thể hiên trong hệ thống quản lý chất lượng
Duy trì hệ thống và thực hiện theo tiêu chuẩn
Doanh nghiệp cần phải duy trì và thực hiện các yêu cầu mà chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng đề ra. Hằng năm, doanh nghiệp cần phải thực hiện đánh giá chứng nhận đình kỳ.
Trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện theo tiêu chuẩn thì hiệu lực của giấy chứng nhận ISO 9001 không còn giá trị và tổ chức chứng nhận sẽ thu hồi.
2.3. Quy trình chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001
Quy trình thực hiện đánh giá chứng nhận ISO 9001:2015 tại Viện Chất Lượng gồm 6 bước thực hiện đánh giá nhanh, giảm thiểu chi phí phát sinh:
– Bước 1: Thu thập thông tin doanh nghiệp (xác định phạm vi chứng nhận);
– Bước 2: Đánh giá thử (nếu cần): Đánh giá sơ bộ để xác định mức độ đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn;
– Bước 3: Đánh giá chính thức (02 giai đoạn):
- Giai đoạn 1: Đánh giá tài liệu, hồ sơ tại hiện trường để xác định sự sẵn sàng của hệ thống;
- Giai đoạn 2: Đánh giá tại hiện trường toàn bộ các yếu tố theo yêu cầu của tiêu chuẩn.
– Bước 4: Xử lý hành động khắc phục (nếu có), cấp giấy chứng nhận có giá trị 03 năm trên cơ sở được giám sát hàng năm;
– Bước 5: Đánh giá giám sát định kỳ nhằm đảm bảo hệ thống quản lý tiếp tục được duy trì và cải tiến hiệu lực và hiệu quả;
– Bước 6: Đánh giá tái chứng nhận sau 03 năm để xác nhận sự phù hợp và hiệu lực, hiệu quả của hệ thống.

Sơ đồ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001
✍ Xem thêm: ISO 22000 là gì? Hướng dẫn đạt giất chứng chỉ An toàn thực phẩm
2.4. Thời gian đánh giá chứng nhận ISO 9001
Thông thường tổ chức chứng nhận cần khoảng 15-30 ngày để thực hiện đánh giá chứng nhận tại doanh nghiệp. Nếu kết quả đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 900, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng chỉ sau đó vài ngày.
3. Thời hạn và hiệu lực của chứng chỉ ISO 9001
Chứng chỉ ISO 9001:2015 có hiệu lực tối đa trong 3 năm, trong thời gian hiệu lực của chứng chỉ cần thực hiện 2 cuộc đánh giá giám sát. Thời điểm diễn ra cuộc đánh giá giám sát là không quá 12 tháng kể từ cuộc đánh giá gần nhất, thời gian cụ thể tùy thuộc vào sự thỏa thuận của đơn vị với tổ chức chứng nhận.
4. Chi phí – báo giá chứng nhận ISO 9001
Viện Chất Lượng thông báo chi phí, báo giá chứng nhận ISO 9001:2015 tới doanh nghiệp phụ thuộc vào phạm vi, quy mô và số lượng công nhân viên trong tổ chức đấy. Do đó doanh nghiệp cần phải thống kê thông tin cần thiết giúp tổ chức chứng nhận báo giá một cách hợp lý và chi tiết nhất.
Doanh nghiệp liên hệ báo giá qua hotline 090.284.2298 hoặc email info.vienchatluong@gmail.com.

Lợi ích quan trọng khi áp dụng thành công ISO 9001
5. Lợi ích khi đạt chứng nhận ISO 9001
Nhận thức rõ được tầm quan trọng và ý nghĩa thực sự của ISO 9001. Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang áp dụng tiêu chuẩn này vào trong hệ thống của tổ chức. Dưới đây, Viện Chất Lượng liệt kê lợi ích khi đạt chứng chỉ ISO 9001:
- Giúp tổ chức quản lý dễ dàng các khâu trong hệ thống của doanh nghiệp mình, bởi khi áp dụng ISO 9001 mọi thứ đã được vận hành theo một quy trình khoa học và hiệu quả;
- Tạo được niềm tin và sự tin tưởng cho khách hàng. Để khách hàng có thể hoàn toàn tin vào chất lượng của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Bởi những sản phẩm và dịch vụ này được tạo ra bởi hệ thống quản lý chặt chẽ, khoa học và chất lượng;
- Giúp doanh nghiệp nâng cao được hình ảnh, thương hiệu đối với khách hàng và đối tác bởi khi đứng giữa một doanh nghiệp đạt chứng nhận ISO 9001 và một doanh nghiệp chưa đạt thì khách hàng có xu hướng lựa chọn đơn vị đã áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001;
- Phát triển hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận doanh thu cho doanh nghiệp.
- Giảm thiểu tối đa những chi phí vận hành không cần thiết khi xem xét; phân bổ lại nguồn lực cho những quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ.
6. Đăng ký chứng nhận ISO 9001:2015 tại đâu?
Viện Chất Lượng hội tụ đầy tủ năng lực đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 được Bộ Công Nghệ Khoa Học công nhận và cấp phép thực hiện chứng nhận. Giấy chứng nhận tại Viện Chất Lượng cấp được công nhận tại Việt Nam và có giá trị quốc tế.
Đã có hơn +500 doanh nghiệp tại Việt Nam áp dụng thành công ISO 9001 khi đăng ký đánh giá chứng nhận tại Viện Chất Lượng.
Mọi thông tin tư vấn về dịch vụ chứng nhận ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng xin liên hệ để được tư vấn chi tiết nhất qua:
Hotline 090.284.2298 .
Email info.vienchatluong@gmail.com.