Chứng nhận hợp quy phân bón | Viện chất lượng Việt Nam

Trang chủ » Tin tức
Tin tức
05-04-2022
7 lượt xem

Chất lượng phân bón có ảnh hưởng vô cùng lớn trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Bởi vậy pháp luật Việt Nam quy định bắt buộc đối với các doanh nghiệp về việc chứng nhận hợp quy cho sản phẩm này. Đồng thời Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng ban hành Quy chuẩn cùng tiêu chuẩn cụ thể để doanh nghiệp áp dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón. Nhằm hỗ trợ Quý doanh nghiệp tìm hiểu tốt nhất hoạt động chứng nhận này. Sau đây, Viện chất lượng Việt Nam sẽ cung cấp các thông tin liên quan về thủ tục cấp chứng nhận đối với sản phẩm phân bón.

 

1. Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng chứng nhận phân bón

QCVN 01-189:2019/BNNPTNT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón Cục Bảo vệ thực vật biên soạn,  là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành áp dụng điều chỉnh cho đối tượng sản phẩm phân bón.

Quy chuẩn này phân loại, chỉ tiêu chất lượng, yếu tố hạn chế, phương pháp thử và yêu cầu quản lý đối với phân bón trong quá trình sản xuất, buôn bán và nhập khẩu phân bón.

Tất cả các tổ chức  cá nhân có hoạt động liên quan đến lĩnh vực phân bón tại Việt Nam đều phải áp dụng QCVN 01-189:2019/BNNPTNT  vào hoạt động của mình.

 

Phân bón được sử dụng phải có chất lượng đạt quy chuẩn do Nhà nước ban hành

Phân bón được sử dụng phải có chất lượng đạt quy chuẩn do Nhà nước ban hành

✅ Xem thêm: Chứng nhận hợp quy là gì? Thủ tục + Chi phí cần rõ

Một số loại phân bón được quy định chi tiết trong quy chuẩn như sau:

  • Phân NP-sinh học-vi sinh; Phân NK-sinh học-vi sinh; Phân PK-sinh học-vi sinh; Phân bón trung lượng-sinh học; Phân bón đa lượng-trung lượng-sinh học; Phân bón đa lượng-vi lượng-sinh học ; 
  • Phân bón hữu cơ-vi sinh; Phân bón hữu cơ-sinh học; Phân bón hữu cơ-sinh học-vi sinh; Phân bón hữu cơ-đa lượng (phân bón hữu cơ-khoáng); Phân bón hữu cơ-đa lượng-trung lượng; Phân bón hữu cơ-đa lượng-vi lượng; Phân bón hữu cơ-trung lượng; Phân bón hữu cơ-vi lượng; Phân bón hữu cơ-trung-vi lượng; Phân bón hữu cơ-sinh học-đa lượng; Phân bón hữu cơ-vi sinh-đa lượng; Phân bón hữu cơ-sinh học-trung lượng; Phân bón hữu cơ-sinh học-vi lượng; Phân bón hữu cơ-vi sinh-trung lượng; Phân bón hữu cơ-vi sinh-vi lượng;
  • Phân bón sinh học-vi sinh; Phân bón sinh học-đa lượng; Phân bón vi sinh-đa lượng; Phân bón sinh học-vi sinh-đa lượng; Phân bón sinh học-vi lượng ; Phân bón vi sinh-vi lượng;…

Một số Chỉ tiêu chất lượng trong phương pháp thử theo yêu cầu của QCVN gồm:

  • Độ ẩm (đối với phân bón dạng rắn);
  • Hàm lượng Nts;
  • Hàm lượng P2O5hh;
  • Hàm lượng P2O5ht;
  • Hàm lượng K2Ohh;
  • Hàm lượng Ca (hoặc CaO);
  • Hàm lượng Mg (hoặc MgO);
  • Hàm lượng S;
  • Hàm lượng SiO2hh;
  • Hàm lượng B;
  • Hàm lượng Mo, Fe;
  • Hàm lượng Cu;
  • Hàm lượng Co;
  • Hàm lượng Mn;
  • Hàm lượng Zn;
  • Hàm lượng axit humic, axit fulvic;
  • Tổng hàm lượng axit amin tự do;
  • Hàm lượng axit amin và axit amin tổng số;
  • Hàm lượng chất hữu cơ;
  • Tỷ lệ C/N;
  • pHH2O;
  • Khối lượng riêng hoặc tỷ trọng;
  • Cỡ hạt;….

Phương thức chứng nhận hợp quy được áp dụng:

  • Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức này là 3 năm và thực hiện đánh giám sát theo tần suất tối đa 12 tháng một lần. Đánh giá giám sát và đánh giá lại phải lấy mẫu toàn bộ phân bón đã chứng nhận hợp quy và thử nghiệm 100% chỉ tiêu chất lượng, yếu tố hạn chế trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam và yếu tố hạn chế theo quy định tại Phụ lục IV của Quy chuẩn này.

  •  Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô phân bón.

Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị cho lô phân bón được đánh giá. Phương thức này áp dụng cho phân bón nhập khẩu.

2. Chứng nhận hợp quy phân bón

“Chứng nhận hợp quy phân bón là hoạt động kỹ thuật theo trình tự cụ thể dựa theo các phương pháp thử cùng yêu cầu của QCVN 01-189:2019/BNNPTNT để đánh giá, xác nhận chất lượng của sản phẩm phân bón có hay không đạt chuẩn. Đây là hoạt động bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường.”

Phân bón được chứng nhận hợp quy đảm bảo chất lượng nông sản và năng suất trồng trọt

Phân bón được chứng nhận hợp quy đảm bảo chất lượng nông sản và năng suất trồng trọt

3. Lợi ích của doanh nghiệp khi chứng nhận

 3.1 Lợi ích chứng hợp quy phân bón đối với nhà sản xuất:

Hiện nay trong bối cảnh nhà nước ta đang tích cực xây dựng mô hình nông thôn mới. Theo đó môi trường sinh thái được xem là thước đo cho sự hoàn thiện mô hình nông thôn mới ở Việt Nam. Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng phân bón của nhân dân là ngày càng lớn. Điều này tạo nên cơ hội cạnh tranh mạnh mẽ và cũng là thách thức lớn cho các doanh nghiệp. Đặc biệt khi trên thị trường có rất nhiều sản phẩm phân bón được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu.

Thông qua hoạt động đánh giá và chứng nhận  giúp các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện. Đặc biệt về vấn đề thiết bị công nghệ, quy trình sản xuất, về hệ thống quản lý chất lượng. Chất lượng sản phẩm sẽ luôn ổn định và nâng cao khi mà các doanh nghiệp phải duy trì liên tục sự phù hợp này theo yêu cầu của quy chuẩn đã được sử dụng để đánh giá, chứng nhận.

Giấy chứng nhận và dấu phù hợp là bằng chứng tin cậy cho khách hàng và các đối tác liên quan khi mua và sử dụng những sản phẩm phân bón của doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Ngoài ra, Theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam, Nghị định 84/2019/NĐ-CP, Nghị định 119/2017/NĐ-CP, Thông tư 09/2019/TT-BNNPTNT, thì doanh nghiệp bắt buộc phải tiến hành chứng nhận hợp quy. Từ đó đáp ứng được các yêu cầu luật định và đưa sản phẩm lưu hành trên thị trường một cách hợp pháp

 3.2 Lợi ích chứng nhận hợp quy phân bón đối với người tiêu dùng:

Người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm phân bón đã được chứng nhận sẽ thấy luôn yên tâm về sức khỏe và môi trường sinh thái vì sản phẩm được sản xuất trong điều kiện đảm bảo chất lượng.

 3.3 Lợi ích chứng nhận hợp quy phân bón đối với Cơ quan quản lý:

Sản phẩm phân bón được chứng nhận đáp ứng yêu cầu quản lý về bảo vệ an toàn/ sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường. Sản phẩm phân bón được chứng nhận giúp cho các cơ quan quản lý dễ dàng hơn khi vận dụng các hình thức miễn hay giảm kiểm tra theo quy định.

Đánh giá chứng nhận sản phẩm phân bón

Đánh giá chứng nhận sản phẩm phân bón

✅ Xem thêm: Tư vấn cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2015 cho tổ chức sản xuất phân bón

4. Thủ tục chứng nhận hợp quy sản phẩm phân bón

Bước 1:

Đánh giá sự phù hợp của sản phẩm phân bón được công bố với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

  • Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy thực hiện;
  • Trường hợp tổ chức, cá nhân tự đánh giá hợp quy, tổ chức, cá nhân công bố hợp quy phải thực hiện việc thử nghiệm tại phòng thử nghiệm được công nhận hoặc do cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật chỉ định;
  • Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.

Bước 2:

Đăng ký bản công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại địa phương (thời hạn giải quyết 07 ngày làm việc). Hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

  • Bản công bố hợp quy sản phẩm phân bón theo mẫu quy định;
  • Bản sao chứng chỉ chứng nhận hợp quy sản phẩm phân bón do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;
  • Bản mô tả chung về sản phẩm phân bón.
Cơ quan quản lý thị trường tiến hành kiểm tra chất lượng phân bón và xử phạt các trường hợp không chứng nhận hợp quy

Cơ quan quản lý tiến hành kiểm tra chất lượng phân bón và xử phạt các trường hợp không chứng nhận hợp quy

5. Viện chất lượng tư vấn chứng nhận hợp quy phân bón cho doanh nghiệp

Viện chất lượng Việt Nam tư vấn miễn phí chứng nhận hợp quy cho sản phẩm phân bón của doanh nghiệp. Mọi yêu cầu liên quan đến chứng nhận hợp quy phân bón, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ với Viện chất lượng để được hỗ trợ và tư vấn tổ chức chứng nhận tốt nhất, tiết kiệm nhất hiện nay cũng như được cung cấp các thông tin khác trong quá trình thực hiện chứng nhận để đạt hiệu quả cao với chi phí thấp nhất.

—————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • VIỆN CHẤT LƯỢNG VIỆT NAM.
  • Tòa nhà 789 Khu đô thị Ngoại Giao Đoàn – Bắc Từ liêm – Hà Nội.
  • Điện thoại: 090.284.2298.
  • Email: info.vienchatluong@gmail.com.
  • Website: https://vienchatluong.vn/
GỌI ĐIỆN NGAY 0902.842.298