
Nhiệt kế là dụng cụ được dùng để đo nhiệt độ của chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí. Nó được cấu tạo từ 2 thành phần chính, đó là phần cảm biến nhiệt độ và phần hiển thị kết quả. Nhiệt kế được sử dụng phổ biến trong đời sống đặc biệt là trong lĩnh vực y tế. Do vậy, đòi hỏi cần được hiệu chuẩn thường xuyên để đảm bảo chức năng và độ chính xác của kết quả đo. Dưới đây là một số thông tin về hoạt động hiệu chuẩn nhiệt kế Quý bạn đọc có thể tham khảo.
Nội dung bài viết
1.Hiệu chuẩn nhiệt kế là gì?
Hiệu chuẩn nhiệt kế là phương pháp kỹ thuật nhằm xác định và đánh giá chuẩn đo lường với giá trị nhiệt độ của phương tiện đo, đưa ra sai số và thông số đo lường chính xác của thiết bị đo. Nếu sai số nằm trong mức cho phép hoặc thỏa mãn yêu cầu sử dụng thì người sử dụng có thể dùng nhiệt kế bình thường, ngược lại nếu sai số không nằm trong sai số cho phép hoặc không thỏa mãn yêu cầu sử dụng thì cần phải đưa ra biện pháp xử lý phù hợp: hiệu chỉnh, sửa chữa hoặc thay thế. Ngày nay, nhiệt kế được hiệu chỉnh ở nhiều loại đơn vị nhiệt độ tiêu chuẩn khác nhau như Celsius, Fahrenheit hoặc Kelvin.
Hiệu chuẩn được tiến hành đối với tất cả các loại nhiệt kế gồm:
- Nhiệt kế platin,
- Nhiệt kế dầu,
- Nhiệt kế chỉ thị hiện số và tương tự,
- Cặp nhiệt điện công nghiệp,
- Nhiệt kế thủy tinh,
- Nhiệt kế rượu,
- Nhiệt kế điện tử …

Cần hiệu chuẩn nhiệt kế thường xuyên để đảm bảo chức năng và độ chính xác của kết quả đo
2. Tại sao nhiệt kế cần được hiệu chuẩn thường xuyên?
- Thứ nhất, Đảm bảo an toàn kỹ thuật của thiết bị.
- Thứ hai, Tránh được khả năng kết quả đo lường không đúng dẫn đến những sai lầm trong công việc.
- Thư ba, Tuân thủ các yêu cầu quy định của Nhà nước về ban hành, sử dụng thiết bị y tế và thiết bị đo lường.
✍ Xem thêm: Kiểm định thiết bị y tế | Tư vấn thủ tục
3.Quy trình hiệu chuẩn nhiệt kế
3.1 Quy định chung
Kiểm tra đo lường nhiệt kế được thực hiện bằng phương pháp so sánh. Số chỉ của nhiệt kế được so sánh với giá trị nhiệt độ “thực” được thực hiện bằng tổ hợp chuẩn nhiệt độ.
Số điểm kiểm tra phải được chia đều trong dải nhiệt độ cần hiệu chuẩn và không ít hơn 3 điểm, hiệu chuẩn từ điểm thấp nhất đến điểm cao nhất và ngược lại.
3.2 Các bước hiệu chuẩn
Bước 1: Kiểm tra bên ngoài
– Ký, nhãn hiệu trên nhiệt kế phải rõ ràng, bao gồm: loại nhiệt kế, phạm vi đo, cấp chính xác, cơ sở sản xuất, số sản xuất,…
– Các đầu nối dây phải đảm bảo cho việc nối dây chắc chắn, an toàn và tiếp xúc tốt, vỏ bảo vệ nhiệt kế không bị hư hỏng, bẹp, gãy.
– Nhiệt kế nếu dùng pin phải thay pin mới, thiết bị chỉ thị và đầu đo của nhiệt kế phải đồng bộ, tương ứng về chủng loại và dải đo nhiệt độ.
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
– Các nhiệt kế phải thỏa mãn các nhu cầu sau:
- các số hiển thị phải rõ ràng, không bị mất nét, không bị mờ, các chức năng hoạt động bình thường.
- chỉ thị tương tự vạch chia phải còn đầy đủ, không bị nhòe, mất chữ số, kim chỉ thị không bị ma sát hoặc kẹt kim.
– Chỉ thị nhiệt độ môi trường của nhiệt kế phải bình thường theo đúng tính năng của từng loại nhiệt kế.
Bước 3: Kiểm tra đo lường
– Đặt nhiệt độ của thiết bị tạo môi trường ứng với giá trị nhiệt độ cần kiểm tra.
– Khi nhiệt độ ổn định ( giá trị chỉ thị bằng giá trị đặt ), đọc số chỉ của nhiệt độ của chuẩn và nhiệt kế.
– Lần lượt tiến hành đo như trên với các điểm còn lại.
– Hiệu chuẩn theo chiều giảm nhiệt độ, từ điểm cao nhất đến điểm thấp nhất trong dải nhiệt độ, độ hồi trễ (hồi sai) của nhiệt kế sẽ được tính tại điểm hiệu chuẩn nào có giá trị trung bình sai lệch lớn nhất theo chiều hiệu chuẩn tăng và giảm nhiệt độ.
Bước 4: Xử lý kết quả
- Tính số hiệu chính tại mỗi điểm kiểm tra của nhiệt kế, số hiệu chính bằng hiệu số giữa giá trị trung bình của nhiệt độ thực và giá trị trung bình của nhiệt kế.
- Nhiệt kế đạt yêu cầu sẽ được dán tem, cấp giấy chứng nhận theo quy định .
- Chu kỳ hiệu chuẩn lần tiếp theo của nhiệt kế là 1 năm.

Hiệu chuẩn nhiệt kế 1 năm/lần
✍ Xem thêm: Hiệu chuẩn thiết bị đo độ ẩm | Quy trình hiệu chuẩn
3.3 Mẫu kết quả của giấy chứng nhận hiệu chuẩn
– Các thông số cần lưu ý các giá trị sau trên giấy chứng nhận hiệu chuẩn:
+ Giá trị chuẩn: Giá trị đọc trên chuẩn.
+ Giá trị đo: Giá trị đọc trên phương tiện đo.
+ Số hiệu chính = Giá trị chuẩn – giá trị đo.
+ Độ không đảm bảo đo mở rộng: đặc trưng cho sự phân tán giá trị của các kết quả đo.
+ Sai số cho phép: đặc trưng cho sai số của thiết bị (thường căn cứ theo đặc trưng kỹ thuật do nhà sản xuất phân bố).
4. Hiệu chuẩn nhiệt kế ở đâu ?
Viện chất lượng Việt Nam hỗ trợ kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị đo lường trong đó có nhiệt kế các loại trên toàn quốc. Với đội ngũ kiểm định, hiệu chuẩn viên có chuyên môn, bằng cấp cao cùng hệ thống văn phòng chi nhánh trên toàn quốc. Chúng tôi hứa hẹn đem đến dịch vụ nhanh nhất cho đối tác. Mọi yêu cầu về hiệu chuẩn nhiệt kế và các thiết bị đo lường khác, Quý khách hàng hãy liên hệ với Viện chất lượng Việt Nam ngay hôm nay để được hỗ trợ nhanh nhất.
Thông tin liên hệ Viện chất lượng Việt Nam
- Tòa nhà 789 Khu đô thị Ngoại Giao Đoàn – Bắc Từ liêm – Hà Nội.
- Điện thoại: 090.284.2298
- Email: info.vienchatluong@gmail.com