
Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là bộ tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành nhằm xây dựng hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm của một doanh nghiệp. Tiêu chuẩn có phạm vi áp dụng mang tính quốc tế, phù hợp với xu thế; kinh tế hội nhập toàn cầu.
1. Đối tượng cần tư vấn ISO 22000:2018
ISO 22000 có thể áp dụng cho nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau; trong thực tế, các ngành nghề thường áp dụng ISO 22000:
- Đơn vị sản xuất, chế biến đồ ăn sẵn
- Thực phẩm chức năng: cho người già, trẻ em, người bị bệnh
- Đơn vị sản xuất, chế biến gia vị
- Đơn vị chế biến rau, củ, quả, thịt trứng sữa, thủy hải sản
- Đơn vị sản xuất, chế biến đồ uống: nước ngọt, nước tinh khiết, rượu, bia, cà phê, chè,..
- Hệ thống siêu thị, đại lý, bán lẻ
- Các hãng vận chuyển thực phẩm
- Đơn vị sản xuất vật liệu bao gói thực phẩm
- Các trang trại trồng trọt và chăn nuôi
- Sản xuất và chế biến thức ăn gia súc

Doanh nghiệp nào nên áp dụng ISO 22000:2018
Xem thêm: Chứng nhận ISO 9001 – Hệ thống quản lý chất lượng
2. Quy trình tư vấn ISO 22000:2018
Quy trình tư vấn ISO 22000:2018 gồm 7 bước:
Bước 1: Khai thác thông tin ban đầu
Đầu tiên, Quý doanh nghiệp cần đăng ký chứng nhận ISO 22000, và cung cấp một số thông tin cơ bản:
- Doanh nghiệp muốn đăng ký chứng nhận ISO 22000:2018 cho bao nhiêu sản phẩm?
- Diện tích nhà máy, quy mô, nhân sự,…
Sau khi có đầy đủ thông tin phạm vi áp dụng, sẽ tiến hành ký kết hợp đồng.
Bước 2: Khảo sát, đánh giá sơ bộ
Thành lập đoàn chuyên gia thực hiện các cuộc khảo sát đến đánh giá sơ bộ về tình hình thực tế đang áp dụng ISO 22000 cụ thể như thế nào về máy móc thiết bị, nhà máy sản xuất, nguyên liệu đầu vào,… để hình dung rõ hơn về chân dung khách hàng, xây dựng hệ thống tài liệu, quy trình áp dụng cho phù hợp với doanh nghiệp.
Bước 3: Đào tạo và hướng dẫn áp dụng
Sau khi đã khảo sát thực tế tại doanh nghiệp:
Đơn vị chứng nhận sẽ tổ chức khóa đào tạo nhận thức cho nhân viên của doanh nghiệp, đảm bảo nhân sự hiểu rõ về các quy định trong tiêu chuẩn ISO 22000:2018.
Hướng dẫn viết quy trình, soạn tài liệu theo yêu cầu của tiêu chuẩn phục vụ các hoạt động sau này của doanh nghiệp.
Thống nhất ban hành hệ thống tài liệu. Thực hiện phân phối tất cả tài liệu đến các bộ phận phòng ban, đảm bảo thực hiện đúng quy định, biểu mẫu đã cập nhật trong hệ thống tài liệu.
Thống nhất ban hành hệ thống tài liệu, tổ chức khóa đào tạo đánh giá viên nội bộ để hướng dẫn triển khai dự án kỹ thuật, duy trì hệ thống.
Sau khi tham gia đào tạo các thành viên sẽ trở thành đánh giá viên nội bộ của doanh nghiệp giúp duy trì hệ thống cho đơn vị của mình.
Bước 4: Thực hiện đánh giá nội bộ
Đoàn chuyên gia đánh giá bên tổ chức chứng nhận kết hợp với chuyên gia đánh giá nội bộ của doanh nghiệp để thực hiện đánh giá nội bộ.
Các đánh giá viên nội bộ của doanh nghiệp sẽ theo dõi để đánh giá tập sự nhằm học hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm thực tế trong việc đánh giá.
Bước 5: Thực hiện đánh giá chứng nhận ISO 22000:2018
Tổ chức chứng nhận (Bên thứ 3) sẽ cử đoàn chuyên gia xuống tổ chức để đánh giá mức độ phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018.
Bước 6: Cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018 và duy trì hệ thống
Sau khi hoàn thiện cuộc đánh giá và có kết luận, khắc phục lỗi đánh giá (nếu có), doanh nghiệp gửi bằng chứng cho đơn vị chứng nhận và đợi kết quả từ cuộc đánh giá.
Sau khi được chứng nhận, doanh nghiệp phải luôn luôn duy trì tính hiệu lực của tiêu chuẩn ISO 22000.
Bước 7: Đánh giá giám sát và chứng nhận lại
Chứng nhận ISO 22000 có hiệu lực tối đa 3 năm (kể từ ngày cấp)
Tới thời hạn giám sát theo quy định, Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá giám sát định kỳ. Kết quả đánh giá giám sát sẽ là bằng chứng để để duy trì hiệu lực chứng nhận.
Số lần đánh giá giám sát thông thường là 2 lần (12 tháng/lần). Các công việc đánh giá giám sát về cơ bản giống đánh giá chứng nhận lần đầu.

Quy trình tư vấn ISO 22000:2018
Xem thêm: Tải Tài liệu hệ thống quản lý môi trường PDF miễn phí
3. Các yêu cầu về tiêu chuẩn ISO 22000:2018
Các doanh nghiệp khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 cần lưu ý những điều sau, ngay cả khi doanh nghiệp đã áp dụng thành công tiêu chuẩn này, cần theo dõi và tuân thủ để tránh bị thu hồi giấy chứng nhận ISO 22000 khi thực hiện đánh giá định kỳ.
- Khi áp dụng ISO 22000 cần doanh nghiệp phải có ban quản lý hàng đầu (ban ISO); họ là người có trách nhiệm đưa ra những chính sách; về An toàn thực phẩm tổng thể cho toàn tổ chức, doanh nghiệp;
- Để thành công cần lập kế hoạch một cách cụ thể và chi tiết, thiết kế hệ thống quản lý và tiến hành ghi chép lại hệ thống.Văn bản hóa các kế hoạch và quy trình cụ thể để phổ biến dễ dàng cho từng bộ phận;
- Duy trì toàn bộ hồ sơ, tài liệu về hiệu suất của hệ thống;
- Thành lập Đội An toàn Thực phẩm bao gồm một nhóm các cá nhân có trình độ;
- Xác định những thủ tục truyền thông để có thể giao tiếp hiệu quả với khách hàng, nhà cung cấp và cả nội bộ công ty;
- Xây dựng kế hoạch khẩn cấp;
- Doanh Nghiệp cần tiến hành các buổi họp đánh giá nội bộ về hiệu quả của hoạt động của FSMS;
- Thực hiện những chương trình tiên quyết;
- Thực hiện theo 7 nguyên tắc của tiêu chuẩn HACCP;
- Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc để tiến hành xác định sản phẩm;
- Thiết lập hệ thống hành động nhằm kiểm soát, khắc phục những sản phẩm không phù hợp;
- Cung cấp đầy đủ nguồn lực để đảm bảo hệ thống FSMS. Có thể hoạt động hiệu quả, bao gồm những nhân viên có trình độ; được đào tạo, hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ; hiện đại và môi trường làm việc thích hợp để thực hiện việc đảm bảo an toàn thực phẩm;
- Duy trì việc thu hồi sản phẩm;
- Kiểm soát những thiết bị đo lường và thiết bị giám sát;
- Các yêu cầu của iso 22000 cần thành lập và duy trì việc kiểm toán nội bộ.

Các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000:2018
Kết bài:
Việc xây dựng hệ thống quản lý dành cho các doanh nghiệp thực phẩm khá phức tạp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới bắt đầu tiếp cận với tiêu chuẩn ISO 22000.
Để áp dụng thành công theo bộ tiêu chuẩn ISO 22000:2018, doanh nghiệp cần nắm được các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000.
Hoặc doanh nghiệp có thể tìm đơn vị tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng tiêu chuẩn này.
Quý doanh nghiệp có nhu cầu về hoạt động tư vấn ISO 22000:2018, hãy liên hệ với Viện Chất Lượng qua hotline miễn phí 090.284.2298 để được hỗ trợ tốt nhất.