
Chứng nhận sản phẩm phù hợp quy chuẩn và tiêu chuẩn Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng trong hành trình thương mại sản phẩm và tạo dựng thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường. Là minh chứng thiết thực cho việc sản phẩm, hàng hóa đạt chất lượng và phù hợp với tiêu chuẩn công bố và các yêu cầu của nhà nước, cá tổ chức, doanh nghiệp đối tác.
1. Chứng nhận chất lượng sản phẩm là gì?
Chứng nhận chất lượng sản phẩm là hoạt động đánh giá và xác nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn. Đây là loại hình chứng nhận được thực hiện theo sự thỏa thuận của tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận với tổ chức chứng nhận sự phù hợp (bên thứ ba).
Có hai loại hình chứng nhận sản phẩm mà Tổ chức sản xuất, kinh doanh cần lưu ý đó là chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy.
Chứng nhận hợp quy sản phẩm: là việc xác nhận sản phẩm cần chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (QCVN). Chứng nhận hợp quy được thực hiện bắt buộc đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường thuộc đối tượng quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Trong trường hợp doanh nghiệp có sản phẩm hàng hóa được điều chỉnh bởi các QCVN thì doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện các thủ tục chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy định pháp luật. Chỉ khi đó, doanh nghiệp mới có thể đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường một cách hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam.
Chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm: là hoạt động đánh giá, xác nhận một sản phẩm nào đó có các chỉ tiêu kỹ thuật phù hợp với các tiêu chuẩn tương ứng. Các tiêu chuẩn tương ứng ở đây là các Tiêu chuẩn quốc gia/ Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN).
Khái niệm chứng nhận chất lượng sản phẩm
✅ Xem thêm: Cấp giấy chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng nhanh
2. Phân biệt chứng nhận hợp chuẩn và hợp quy
Dưới đây là so sánh nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về hai loại chứng nhận này:
- Giống nhau:
– Đều là phương thức để đánh giá về chất lượng của sản phẩm hàng hóa trước khi lưu thông trên thị trường hoặc sản phẩm nhập khẩu phục vụ sản xuất;
– Phương thức đánh giá giống nhau gồm các phương thức 1, 5 hoặc 7;
– Trình tự chứng nhận giống nhau gồm các bước:
+ Lấy mẫu thử nghiệm;
+ Đánh giá quá trình sản xuất/ hồ sơ nhập khẩu;
+ Cấp giấy chứng nhận phù hợp.
– Giống nhau về hồ sơ công bố (được quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012).
- Khác nhau:
a. Khái niệm:
Chứng nhận hợp chuẩn: Chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn như: tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn nước ngoài (ASTM,…).
Chứng nhận hợp quy: Chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn như: tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn nước ngoài (ASTM,…).
b. Phạm vị áp dụng
Chứng nhận hợp chuẩn: Áp dụng cho các sản phẩm KHÔNG CÓ khả năng gây mất an toàn trong quá trình bảo quản, vận chuyển, sử dụng. Như vậy chứng nhận hợp chuẩn mang tính chất TỰ NGUYỆN và theo yêu cầu của nhà sản xuất.
Chứng nhận hợp quy: Áp dụng cho các sản phẩm có khả năng gây mất an toàn trong quá trình bảo quản, vận chuyển, sử dụng (gọi chung là sản phẩm hàng hóa nhóm 2). Chứng nhận hợp quy mang tính chất BẮT BUỘC theo quy định của các Bộ chủ quản quản lý các hàng hóa nhóm 2 đó.
c. Năng lực của đơn vị chứng nhận và phòng thử nghiệm
Chứng nhận hợp chuẩn: Không yêu cầu bắt buộc.
Chứng nhận hợp quy: Bắt buộc phải được chỉ định đủ năng lực chứng nhận sản phẩm phù hợp Quy chuẩn và phòng thử nghiệm cũng phải được chỉ định.
d. Nơi tiếp nhận hồ sơ công bố
Chứng nhận hợp chuẩn: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân sản xuất đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh.
Chứng nhận hợp quy: Đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định.
Phân biệt chứng nhận hợp chuẩn và hợp quy
✅ Xem thêm: Tìm hiểu sự khác nhau giữa TCVN và QCVN
3. Quy trình chung chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hoá
Doanh nghiệp tiến hành chứng nhận chất lượng theo các bước dưới đây:
Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn theo mẫu đăng ký chứng nhận của Viện Chất Lượng Việt Nam.
Chuyên viên sẽ cung cấp và hướng dẫn Quý doanh nghiệp thực hiện đăng ký chứng nhận.
Bước 2: Tiến hành ký kết hợp đồng, báo giá.
Bước 3: Tư vấn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tại nhà máy, doanh nghiệp (nếu đã có chứng chỉ ISO 9001 thì bỏ qua bước này).
Bước 4: Viện Chất Lượng tiến hành đánh giá tại nhà máy và lấy mẫu thử nghiệm.
Thông thường phương thức 7 được áp dụng với sản phẩm hàng hóa nhập khẩu; phương thức 5 được áp dụng cho hàng hóa sản xuất trong nước. Tùy nhu cầu và hoàn cảnh mà chuyên gia sẽ tư vấn phương thức cho doanh nghiệp một cách phù hợp và tối ưu chi phí nhất.
Bước 5: Thẩm xét hồ sơ đánh giá.
Bước 6: Viện Chất Lượng cấp giấy chứng nhận hợp quy/ hợp chuẩn.
Sau khi hoàn thành đánh giá và kết luận chất lượng hàng hóa đạt chuẩn, Viện Chất Lượng cấp chứng nhận hợp chuẩn – hợp quy cho doanh nghiệp.
Giấy chứng nhận phương thức 5 có giá trị trong 03 năm (hiệu lực chứng chỉ có thể thay đổi theo nhu cầu của khách hàng).
Giấy chứng nhận phương thức 7 có giá trị chỉ với lô hàng được nhập khẩu, sản xuất.
Bước 7: Hỗ trợ công bố hợp quy, hợp chuẩn tại Sở ban ngành (Viện Chất Lượng sẽ hướng dẫn khách hàng thực hiện bước này).
Quy trình chứng nhận chất lượng sản phẩm
Tại Việt Nam, Viện Chất Lượng Việt Nam là Tổ chức hàng đầu trong chứng nhận hợp quy sản phẩm thức ăn chăn nuôi và Nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết sẽ cung cấp cho quý doanh nghiệp dịch vụ chứng nhận tốt nhất với giá thành hợp lý nhất.