
TCVN và QCVN là 2 loại tiêu chuẩn phổ biến tại Việt Nam. Theo đó, pháp luật có những yêu cầu bắt buộc hoặc có thể chỉ là khuyến nghị các tổ chức doanh nghiệp cần thực hiện áp dụng, chứng nhận tiêu chuẩn. Sản phẩm đã đạt chứng nhận TCVN, QCVN sẽ được sử dụng dấu hợp chuẩn, hợp quy trên bao bì để khách hàng nhận biết. Nhiều tổ chức doanh nghiệp có thắc mắc về sự khác nhau giữa 2 tiêu chuẩn này. Theo đó, Viện chất lượng sẽ cung cấp các thông tin sau để Quý bạn đọc tham khảo và tìm hiểu tốt nhất.
Nội dung bài viết
1. Giới thiệu TCVN và QCVN
1.1 TCVN là gì?
TCVN là tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam. Nội dung của các TCVN bao gồm nhiều quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác tương ứng. TCVN ra đời với mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp. Tiêu chuẩn sẽ do một cơ quan tổ chức có chuyên môn và thẩm quyền xây dựng, phê duyệt, công bố dưới dạng văn bản. Qua đó, những cá nhân, đơn vị có nhu cầu áp dụng dễ dàng tham khảo và thực hiện hoạt động chứng nhận hợp chuẩn cho sản phẩm.
Tiêu chuẩn kỹ thuật bao gồm:
- Tiêu chuẩn cơ bản;
- Tiêu chuẩn thuật ngữ;
- Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật;
- Tiêu chuẩn phương pháp thử;
- Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gối, vận chuyển và bảo quản.

TCVN- Tiêu chuẩn Việt Nam mang tính tự nguyện áp dụng, không bắt buộc phải thực hiện
1,2 QCVN là gì ?
QCVN là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam. Nội dung của các QCVN bao gồm những quy định xung quanh mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác tương ứng bắt buộc phải tuân thủ, chấp hành. QCVN được ban hành với mục đích đảm bảo an toàn, vệ sinh sức khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. QCVN được ban hành dưới dạng văn bản pháp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và bắt buộc áp dụng – cụ thể là doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chứng nhận hợp quy.
Quy chuẩn kỹ thuật gồm các loại sau:
- Quy chuẩn kỹ thuật chung
- Quy chuẩn kỹ thuật an toàn
- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường
- Quy chuẩn kỹ thuật quá trình
- Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ

QCVN – Quy chuẩn Việt Nam là bắt buộc thực hiện theo quy định pháp luật
2. Hai tiêu chuẩnTCVN và QCVN khác nhau ở điểm gì?
TIÊU CHÍ | TCVN | QCVN |
Mục đích sử dụng | Quy định về đặc tính kỹ thuật và sử dụng làm chuẩn để phân loại, đánh giá chất lượng. | Quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu đối tượng bắt buộc phải tuân thủ. |
Hệ thống ký hiệu | TCVN (Tiêu chuẩn quốc gia); TCCS (Tiêu chuẩn cơ sở); | QCVN (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia); QCĐP (Quy chuẩn kỹ thuật địa phương); |
Phân loại |
|
|
Nguyên tắc áp dụng | Tự nguyện áp dụng | Bắt buộc thực hiện |
Trong thương mại | Sản phẩm không phù hợp tiêu chuẩn vẫn được phép kinh doanh bình thường. | Sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng sẽ không đủ điều kiện để kinh doanh |
Cơ quan công bố |
| Cơ quan nhà nước |
3. Chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn tại Viện chất lượng Việt Nam
Viện chất lượng Việt Nam là đơn vị chứng nhận hàng đầu và có kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động chứng nhận, kiểm định, thử nghiệm, đào tạo an toàn lao động. Với phương châm đem lại giá trị cao nhất cho doanh nghiệp, Viện chất lượng luôn nỗ lực để nâng cao chất lượng dịch vụ và hỗ trợ khách hàng 24/24. Hiện Viện chất lượng có thực hiện các hoạt động chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn như sau:
3.1 Chứng nhận hợp quy theo QCVN
Viện chất lượng thực hiện chứng nhận hợp quy:
- Vật liệu xây dựng (Xi măng, cát xây dựng, kính xây dựng, thanh nhôm định hình, bê tông, gạch, ngói, ống cống, ….)
- Giấy vệ sinh, giấy ăn, khăn giấy, các sản phẩm giấy
- Thiết bị, máy móc (đồ bảo hộ lao động, thang máy, thang cuốn, nồi hơi, bình chịu áp lực, Pa lăng, hệ thống lạnh,…)
- Thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản, …
3.2 Chứng nhận hợp chuẩn theo TCVN
Viện chất lượng thực hiện chứng nhận hợp chuẩn cho các đối tượng sau:
- Vật liệu xây dựng (Xi măng, cát xây dựng, kính xây dựng, thanh nhôm định hình, bê tông, gạch, ngói, ống cống, ….)
- VIETGAP (thực phẩm là rau quả tươi, chè búp tươi, lúa, cà phê, bò sữa, bò thịt, dê, lợn, gà, ngan, vịt, mật ong,cá tra, cá rô phi, tôm sú, tôm chân trắng,…)
- Bàn ghế học sinh,….

Chứng nhận VIETGAP cho doanh nghiệp ngành nghề thực phẩm
Trên đây là các thông tin về sự khác nhau giữa TCVN và QCVN. Quý khách hàng cần chứng nhận hợp quy, chứng nhận hợp chuẩn hoặc cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng và miễn phí nhất.
————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- VIỆN CHẤT LƯỢNG VIỆT NAM
- Tòa nhà 789 Khu đô thị Ngoại Giao Đoàn – Bắc Từ liêm – Hà Nội
- Điện thoại: 090.284.2298
- Email: info.vienchatluong@gmail.com