Chứng nhận hợp quy ván gỗ nhân tạo | Tư vấn chi tiết

Trang chủ » Tin tức
Tin tức
30-11-2023
25 lượt xem

Ván sàn gỗ nhân tạo thuộc “Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp; sản phẩm nhôm và hợp kim nhôm định hình; ống nhựa polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) và sản phẩm trên cơ sở gỗ” theo quy định tại QCVN 16:2023/BXD. Như vậy, sản phẩm Ván sàn gỗ nhân tạo phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường. Dưới đây là một số lưu ý khi tiến hành chứng nhận sản phẩm.

 

1. Chứng nhận hợp quy ván gỗ nhân tạo là gì?

1.1 Chứng nhận hợp quy ván gỗ nhân tạo

Chứng nhận hợp quy ván gỗ nhân tạo là hoạt động đánh giá, kiểm tra tính phù hợp của sản phẩm với các yêu cầu của quy chuân QCVN 16:2023/BXD. Cá nhân, tổ chức doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện chứng nhận hợp quy cho sản phẩm ván gỗ để có thể sản xuất, phân phối, nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm trên thị trường một cách hợp pháp

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể xm xét chứng nhận hợp chuẩn ván gỗ công nghiệp theo các tiêu chuẩn chất lượng như BS EN 13329:2016, từ đó khẳng định chất lượng crua sản phẩm ván gỗ là đạt chuẩn, phù hợp với yêu cầu của khách hàng đối tác doanh nghiệp.

Chứng nhận hợp quy ván gỗ nhân tạo theo QCVN 16:2023/BXD

Chứng nhận hợp quy ván gỗ nhân tạo theo QCVN 16:2023/BXD

✅ Xem thêm: Cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2015 cho doanh nghiệp sản xuất vật liệu

1.2 Danh mục sản phẩm ván gỗ cần chứng nhận

Danh mục sản phẩm ván gỗ bắt buộc phảiu chứng nhận hợp quy bao gồm:

  • Chứng nhận hợp quy ván sợi;
  • Chứng nhận hợp quy ván dăm;
  • Chứng nhận hợp quy ván ghép từ thanh dày;
  • Chứng nhận hợp quy ván ghép từ thanh trung bình.

Danh mục các loại ván khuyến khích chứng nhận theo các tiêu chuẩn bao gồm:

  • Chứng nhận hợp chuẩn ván sàn/ ván trang trí composite gỗ nhựa (TCVN 11352:2016; TCVN 11353:2016);
  • Chứng nhận hợp chuẩn ván gỗ dán (TCVN 7755:2007);
  • Chứng nhận hợp chuẩn ván lạng (TCVN 4358:1986);
  • Chứng nhận hợp chuẩn ván bóc (TCVN 10316:2015);
  • Chứng nhận hợp chuẩn ván sàn tre (TCVN 10314:2015);
  • Chứng nhận hợp chuẩn ván cót ép ( TCVN 10315:2015);
  • Chứng nhận hợp chuẩn ván sàn gỗ (BS EN 13329:2016);
  • Chứng nhận hợp chuẩn ván sợi – Ván MDF (TCVN 7753:2007);
  • Chứng nhận hợp chuẩn ván lát sàn nhiều lớp (TCVN 11943:2018);
  • Chứng nhận hợp chuẩn ván gỗ nhân tạo – Gỗ dán – Ván ghép (TCVN 11205:2015);
  • Chứng nhận hợp chuẩn ván dăm (TCVN 7754:2007).

✅ Xem thêm: Chứng nhận bê tông tươi – bê tông trộn sẵn | Chi phí thấp

1.3 Yêu cầu kỹ thuật chứng nhận hợp quy ván gỗ

Yêu cầu kỹ thuật khi chứng nhận hợp quy ván gỗ nhân tạo:

TTTên sản phẩmChỉ tiêu kỹ thuậtMức yêu cầuPhương pháp thửQuy cách mẫu
8Ván sàn gỗ nhân tạo1. Độ trương nở chiều dày, %, không lớn hơnEN 13329: 2006(a)Lấy ngẫu nhiên tối thiểu 04 thanh nguyên khổ ở mỗi lô hàng
– Nhà ở dân dụng20
– Nhà ở thương mại18
2. Độ bền bề mặt, MPa, không nhỏ hơn1,00
3. Độ thay đổi kích thước khi thay đổi độ ẩm, mm, không lớn hơn0,9

 

Danh mục sản phẩm ván gỗ cần chứng nhận

Danh mục sản phẩm ván gỗ cần chứng nhận

2. Lợi ích khi chứng nhận hợp quy ván gỗ nhân tạo

Chứng nhận hợp quy ván gỗ công nghiệp không chỉ là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho người sử dụng mà còn là một cơ hội để doanh nghiệp tăng cường uy tín thương hiệu và thể hiện cam kết tuân thủ pháp luật. Hoạt động chứng nhận mang lại lợi ích to lớn cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.

  • An toàn và chất lượng: Chứng nhận hợp quy đảm bảo rằng ván gỗ công nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng. Điều này giúp người tiêu dùng yên tâm về việc sử dụng sản phẩm mà không lo lắng về các rủi ro sức khỏe hay an toàn.
  • Tuân thủ pháp luật: Tuân thủ quy định pháp luật về chứng nhận hợpq uy và công bố hợp quy ván gỗ nhân tạo.
  • Độ bền và ứng dụng rộng rãi: Ván gỗ được chứng nhận thường có độ bền cao và phù hợp cho nhiều mục đích sử dụng. Điều này giúp nâng cao khả năng ứng dụng của ván gỗ trong xây dựng và sản xuất nội thất.
  • Tăng cường uy tín thương hiệu: Doanh nghiệp sản xuất ván gỗ công nghiệp có chứng nhận hợp quy thường xây dựng được uy tín mạnh mẽ trong ngành. Điều này có thể tăng cường lòng tin từ phía khách hàng và đối tác kinh doanh.
Chứng nhận hợp quy đảm bảo rằng ván gỗ công nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng

Chứng nhận hợp quy đảm bảo rằng ván gỗ công nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng

✅ Xem thêm: Chứng nhận hợp quy ống nhựa và phụ tùng | Tiết kiệm – Uy tín

3. Quy trình chứng nhận hợp quy ván gỗ nhân tạo

3.1 Phương thức chứng nhận ván gỗ

Viện chất lượng Việt Nam chứng nhận hợp quy ván sàn gỗ nhân tạo theo phương thức 5 hoặc phương thức 7

Phương thức 5:

  • Được áp dụng cho sản phẩm của nhà sản xuất có chứng chỉ ISO 9001.
  • Hiệu lực của giấy Chứng nhận hợp quy: 01 năm đối với sản phẩm nhập khẩu; 03 năm đối với sản phẩm được đánh giá tại nơi sản xuất và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường.

Phương thức 7:

  • Được áp dụng cho từng lô sản phẩm sản xuất, nhập khẩu trên cơ sở thử nghiệm chất lượng mẫu đại diện của lô sản phẩm.
  • Giấy Chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với từng lô sản phẩm.

3.2 Các bước chứng nhận hợp quy ván gỗ

Bước 1: Đăng ký chứng nhận ván gỗ

Doanh nghiệp tìm hiểu và lựa chọn tổ chức chứng nhận hợp pháp uy tín để đăng ký, tiến hành chứng nhận hợp quy ván gỗ

Khách hàng đăng ký chứng nhận tại tổ chức chứng nhận sẽ được chuyên viên cung cấp thông tin và hướng dẫn đăng ký nhanh nhất.

Bước 2: Xem xét, tư vấn trước khi tiến hành đánh giá

Chuyên gia  xem xét thông tin sản phẩm ván gỗ, doanh nghiệp sau đó đưa ra những tư vấn cho khách hàng để doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt nhất.

Bước 3: Tiến hành đánh giá, thử nghiệm mẫu

Đánh giá chứng nhận được thực hiện theo phương thức 5: Chuyên gia lấy mẫu , đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm lấy mẫu tại nơi sản xuất và trên thị trường.

Việc đánh giá sẽ tiến hành bằng các phương thức, phương pháp thử, được áp dụng phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng với ván gỗ.

Bước 4: Thẩm xét hồ sơ

Bước 5: Cấp chứng chỉ hợp quy ván gỗ

Tổ chức chứng nhận cấp giấy chứng nhận hợp quy ván gỗ có hiệu lực trong 03 năm kể từ ngày cấp (Hiệu lực có thể thay đổi theo nhu cầu của doanh nghiệp). Thời gian chứng nhận là 10 ngày không tính thời gian thử nghiệm mẫu.

Bước 6: Đánh giá, giám sát sản phẩm định kỳ hàng năm (định kỳ 9 – 12 tháng/ 1 lần).

 

3.3 Công bố hợp quy ván gỗ nhân tạo

Công bố hợp quy Ván sàn gỗ nhân tạo: theo quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN

Trình tự công bố

  • Bước 1: Đánh giá hợp quy theo QCVN 16:2023/BXD
  • Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy vật liệu xây dựng tại Sở xây dựng.

Hồ sơ công bố 

  • Bản công bố hợp quy;
  • Bản mô tả chung về sản phẩm;
  • Chứng chỉ chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng.

 

Quy trình chứng nhận hợp quy ván gỗ nhân tạo

Quy trình chứng nhận hợp quy ván gỗ nhân tạo

✅ Xem thêm: Chứng nhận Gạch ốp lát – Đá tự nhiên | Hướng dẫn chi phí thấp nhất

4. Tổ chức chứng nhận hợp quy ván gỗ tại Việt Nam

  • Viện Chất Lượng là đơn vị được Bộ Xây dựng chỉ định trực tiếp có đủ năng lực trong việc thực hiện chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2023/BXD;
  • Đội ngũ chuyên gia có chuyên môn kỹ thuật cao và giàu kinh nghiệm đánh giá cùng với hệ thống phòng thí nghiệm hợp chuẩn quốc gia về lĩnh vực vật liệu xây dựng;
  • Hệ thống văn phòng trên khắp cả nước luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng;
  • Đối với hàng nhập khẩu triển khai nhanh rút ngắn thời gian thông quan;
  • Đội ngũ tư vấn hỗ trợ nhiệt tình tư vấn 24/7.

VIỆN CHẤT LƯỢNG VIỆT NAM 

VPGD:  Tòa nhà 789 Khu đô thị Ngoại Giao Đoàn – Bắc Từ liêm – Hà Nội

Hotline: 090.284.2298

Website: https://vienchatluong.vn/

Email: info.vienchatluong@gmail.com

 

Rate this post
GỌI ĐIỆN NGAY 0902.842.298