
Pa lăng là sản phẩm để kéo các vật, bao gồm dây ( cáp hoặc xích ) vắt qua các puli như 1 chiếc dòng dọc giúp con người nâng hạ các vật nặng một cách đơn giản và nhẹ nhàng hơn. Pa lăng được sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất thi công trong xưởng, khai thác mỏ, nông nghiệp, điện lực, xây dựng. Thiết bị này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người sử dụng nếu không tiến hành kiểm định cũng như bảo trì thường xuyên. Theo đó, kiểm định kỹ thuật an toàn Pa lăng là hoạt động quan trọng mà các cá nhân tổ chức cần lưu ý tiền hành.
Nội dung bài viết
1. Kiểm định kỹ thuật an toàn Pa lăng là gì?
Kiểm định kỹ thuật an toàn pa lăng là hoạt động kiểm tra đánh giá tình trạng thiết bị dựa theo tiêu chuẩn và quy trình kỹ thuật an toàn cụ thể. Qua đó, xác nhận tính an toàn của thiết bị pa lăng trong quá trình sử dụng trên thực tế.
Một số nguy cơ mất an toàn có thể diễn ra khi sử dụng pa lăng xích gồm rơi tải trọng do nâng quá tải khiến cho đứt xích nâng tải, gãy thanh treo, gãy móc buộc tải; bị kẹp tay; bị điện giật do chập điện, hở điện. Do đó, để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc như vậy, cá nhân tổ chức cần thiết tiến hành kiểm định Pa lăng cũng như đào tạo an toàn cho người lao động để sử dụng thiết bị an toàn.

Kiểm định Pa lăng là hoạt động cần được tiến hành định kỳ
✅ Xem thêm:Chi phí kiểm định thang máy | Cập nhật bảng giá 2022 mới nhất
2. Các loại Pa lăng cần kiểm định
- Pa lăng xích : là pa lăng sử dụng dây xích kéo để nâng hoặc hạ vật từ điểm này đến điểm khác một nhẹ nhàng. Trong các loại pa lăng xích lại được chia ra là pa lăng xích kéo tay, pa lăng xích lắc tay ( hoặc gạt tay ) pa lăng xích điện.
- Pa lăng cáp: là pa lăng dùng dây cáp trong việc nâng hay hạ các vậy có khối lượng lớn như sắt, thép, hàng hóa từ điểm này đến điểm khác một cách dễ dàng mà không mất nhiều thời gian.
- Pa lăng sử dụng điện có pa lăng cáp điện và pa lăng xích điện.
- Pa lăng sử dụng sức người là nguồn động lực có pa lăng xích kéo tay và pa lăng xích lắc tay ( gạt tay).

Pa lăng là thiết bị tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm
3. Thủ tục kiểm định an toàn Pa lăng
Đơn vị kiểm định cần tham khảo, viện dẫn các tiêu chuẩn, quy chuẩn sau khi thực hiện công việc:
- QCVN 7: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng
- QTKĐ: 13-2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn pa lăng xích kéo tay
- QTKĐ: 09-2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị nâng kiểu cầu (cầu trục, cổng trục, bán cổng trục, pa lăng điện)
- TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
- TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung
- TCVN 5209:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện
- TCVN 9358:2012, Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung
Các bước tiến hành kiểm định bao gồm:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật
Kiểm định viên phải kiểm tra tính phù hợp các hồ sơ sau:
- Kiểm tra lý lịch, hồ sơ của Pa lăng
- Hồ sơ xuất xưởng, chế tạo.
- Bản vẽ chế tạo, lắp đặt.
- Quy trình vận hành và xử lý sự cố
- Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa
- Hồ sơ kiểm định lần trước
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
- Kiểm tra vị trí lắp đặt, xem xét các khoảng cách vận hành an toàn
- Kiểm tra sự phù hợp giữa hồ sơ kỹ thuật với thực tế (các thông số làm việc, chủng loại …)
- Xem xét lần lượt và toàn bộ các cơ cấu, bộ phận của pa lăng. Đặc biệt chú trọng đến tình trạng các bộ phận và chi tiết và cơ cấu an toàn (mối hàn, cơ cấu chịu lực, cáp, xích, puli, móc cẩu, phanh …)
- Đối với pa lăng điện, cần kiểm tra các cơ cấu hạn chế hành trình, hạn chế tải trọng, đo điện trở tiếp đất, điện trở cách điện động cơ.
Bước 3: Thử nghiệm thiết bị
- Tiến hành thử không tải các cơ cấu và thiết bị an toàn, cóc hãm và các thiết bị khác.
- Thử tĩnh ở tải trọng 125% Q(tk) hoặc 125% Q(sd)
- Thử động ở tải trọng bằng 110% Q(tk) hoặc 110% Q(sd)
- Kết quả kiểm định được coi là đạt yêu cầu khi các cơ cấu và bộ phận của thiết bị hoạt động đúng tính năng thiết kế và các yêu cầu của các Tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn hiện hành, không có vết nứt, không có biến dạng hoặc các hư hỏng khác.
Bước 4: Cấp kết quả kiểm định Pa Lăng

Viện chất lượng hỗ trợ kiểm định các Pa lăng trên toàn quốc
4. Thời hạn kiểm định Pa lăng
Có 3 thời điểm phải kiểm định Pa lăng, bao gồm:
- Kiểm định lần đầu Sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng
- Kiểm định định kỳ ngay sau khi hết thời hạn kiểm định lần trước. Chu kỳ kiểm định thông thường là 3 năm và 1 năm đối với các pa lăng có thời gian sử dụng trên 12 năm
- Kiểm định bất thường sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo. Khi có yêu cầu của đơn vị sử dụng hay cơ quan chức năng.
5. Chi phí kiểm định Pa lăng
Chi phí kiểm định an toàn pa lăng đã được nhà nước quy định mức giá tối thiểu theo thông tư số 41/2016/TT/BLĐTBXH dựa trên tải trọng làm việc của thiết bị. Viện Chất lượng là đơn vị kiểm định Pa lăng uy tín tại Việt Nam. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm,chúng tôi cam kết sẽ cung cấp cho quý doanh nghiệp dịch vụ kiểm định tốt nhất với giá thành hợp lý nhất.
Hãy liên hệ với Viện chất lượng Việt Nam ngay hôm nay để được hỗ trợ nhanh nhất.
- Tòa nhà 789 Khu đô thị Ngoại Giao Đoàn – Bắc Từ liêm – Hà Nội.
- Điện thoại: 090.284.2298
- Email: info.vienchatluong@gmail.com