Tư vấn ISO 9001:2015 | Hướng dẫn áp dụng và chứng nhận

Trang chủ » Tin tức
Tin tức
21-11-2022
34 lượt xem

Hệ thống quản lý chất lượng là một công cụ quản trị quan trọng mà mọi doanh nghiệp cần có hiện tại. Bởi chất lượng là yếu tố quyết định, định hướng tương lai của tổ chức mà hệ thống quản lý chất lượng cũng tác động trực tiếp đến yếu tố này. Việc áp dụng ISO 9001 cho phép doanh nghiệp xây dựng một hệ thống quản lý hiệu quả và đạt được các mục tiêu chất lượng như mong đợi. Với mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp tại Việt Nam tiếp cận được các điều khoản ISO 9001 mới nhất, Viện chất lượng Việt Nam sẽ cung cấp các tư vấn ISO 9001 dưới đây.

 

1.Tư vấn ISO 9001:2015 là gì?

Tư vấn ISO 9001:2015 là một chuỗi hành động của cả tổ chức tư vấn và doanh nghiệp về tiêu chuẩn ISO 9001 nói chung và các yêu cầu cần đáp ứng đối với hệ thống quản lý đạt chuẩn nói riêng. Việc áp dụng hiệu quả là một trong vấn đề khó và mất nhiều thời gian với doanh nghiệp. Do đó, nhận được tư vấn ISO 9001 từ các chuyên gia kinh nghiệm tại tổ chức uy tín là vô cùng cần thiết.

Việc áp dụng ISO 9001 cho phép doanh nghiệp xây dựng một hệ thống quản lý hiệu quả

Việc áp dụng ISO 9001 cho phép doanh nghiệp xây dựng một hệ thống quản lý hiệu quả

✅  Xem thêm: Chứng nhận ISO 9001 – Hệ thống quản lý chất lượng 

2.Tư vấn triển khai áp dụng ISO 9001

Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong 2 cách sau để triển khai áp dụng ISO 9001.

2.1 Doanh nghiệp tự triển khai áp dụng

Cách thứ nhất: Doanh nghiệp có thể tự mình tìm hiểu về tiêu chuẩn; tìm hiểu về các cách áp dụng ISO; kế hoạch xây dựng ISO hoặc là bất kỳ một thông tin nào mình mong muốn về ISO. Tuy nhiên phương thức này chỉ hiệu quả chỉ khi doanh nghiệp có:

  • Nhân sự đã từng vận hành, đã từng có kinh nghiệm về xây dựng áp dụng ISO
  • Lãnh đạo thật sự quyết tâm và phải hiểu về ISO 9001
  • Các đội ngũ lãnh đạo, quản lý phải dành thời gian cho việc xây dựng và áp dụng Hệ thống
  • Doanh nghiệp phải có người đào tạo được về ISO 9001:2015.
  • Nguồn lực, thời gian, chi phì phải được cung cấp

Ưu điểm của phương thức này đó là:

  • Giảm chi phí khi thuê tổ chức tư vấn và hiểu rõ các quy trình, hoạt động của mình nhất;
  • Tận dụng tối đa nhân lực của tổ chức.

Bên cạnh đó, khó khăn sẽ gặp phải cũng sẽ rất nhiều nếu doanh nghiệp không có kế hoạch triển khai tốt. Ví dụ như: không mất kinh phí thuê tổ chức khác nhưng lại mất kinh phí cho các hoạt động khác không hiệu quả; nhân sự tham gia vào xây dựng hệ thống giảm năng suất chuyên môn; nhân sự không có kinh nghiệm xây dựng quy trình dẫn tới mất thời gian và công sức…

2.2 Nhận tư vấn ISO 9001 từ chuyên gia kinh nghiệm

Doanh nghiệp có thể tìm đến đơn vị tư vấn ISO chuyên nghiệp. Việc thuê đơn vị tư vấn sẽ giúp tổ chức tận dụng được kinh nghiệm, hiểu biết của tổ chức tư vấn; cũng như không mất quá nhiều thời gian tự tìm hiểu; được đào tạo bởi tổ chức tư vấn. Tư đó áp dụng và chứng nhận thành công ISO 9001

2.3 Lập kế hoạch triển khai áp dụng ISO 9001:2015

Sau khi đã chọn được cách thức triển khai và xây dựng hệ thống quản lý chất lượng. Lúc này tổ chức sẽ phải xây dựng một kế hoạch triển khai áp dụng ISO 9001. Kế hoạch này sẽ bao gồm các bước, từng phần công việc trong việc xây dựng ISO 9001.

✅ Xem thêm: Huấn luyện – Đào tạo an toàn lao động cho cán bộ công nhân viên Nghị định 44/2016/NĐ-CP

3. Quy trình tư vấn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng

Bước 1: Tìm hiểu ISO 9001

Doanh nghiệp cần tìm hiểu  tiêu chuẩn ISO 9001. Doanh nghiệp tìm hiểu các yêu cầu của tiêu chuẩn sau đó đối chiếu với thực tế của tổ chức.

Viện chất lượng sẽ tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan tới tiêu chuẩn cho Doanh nghiệp.

Bước 2: Đánh giá thực trạng của doanh nghiệp và so sánh với tiêu chuẩn

Đối với các doanh nghiệp đã có các quá trình và thủ tục được thiết lập. Các quy trình đã được viết ra một cách đầy đủ, thì các bước này có thể tiến hành đơn giản. Việc đánh giá quá trình và thủ tục sẽ do người có kiến thức về ISO thực hiện.

Sau đánh giá thực trạng, công ty có thể xác định được những gì cần thay đổi và bổ sung để hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn.

Bước 3: Thiết lập hệ thống tổ chức chỉ đạo cho việc áp dụng ISO 9001

Doanh nghiệp cần tổ chức một ban chỉ đạo ISO 9001 hoặc nhân sự phụ trách có kiến thức về ISO tại doanh nghiệp. Việc có nhân sự như vậy sẽ giúp quá trình xây dựng hệ thống, áp dụng ISO trở nên hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Bước 4: Thiết lập Quy trình và xây dựng văn bản hệ thống chất lượng theo ISO 9001

Từ những nội dung đã đánh giá thực trạng trước đó. Doanh nghiệp cần hệ thống hóa lại quy trình, các yếu tố cần quản lý trong doanh nghiêp. Đồng thời, Doanh nghiệp xây dựng các văn bản để cụ thể hóa các công việc cần quản lý.

Ví dụ: Quy trình Quản lý sản xuất; Quy trình Quản lý máy móc thiết bị; Quy trình Kiểm soát nguyên vật liệu….

Bước 5: Triển khai áp dụng trên thực tế hệ thống chất lượng theo ISO 9001

Công ty cần áp dụng hệ thống chất lượng đã thiết lập. Trong bước này cần thực hiện các hoạt động sau:

  • Phổ biến cho tất cả mọi cán bộ công nhân viên trong công ty nhận thức về ISO 9000.
  • Hướng dẫn cho cán bộ công nhân viên thực hiện theo các qui trình, thủ tục đã được viết ra.
  • Phân rõ trách nhiệm ai sử dụng tài liệu nào và thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ, và thủ tục được mô tả.
  • Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ để đánh giá sự phù hợp của hệ thống và đề ra các hành động khắc phục dối với sự không phù hợp.

Trong quá trình đó, các quy trình làm việc mới có thể làm phát sinh ra một số vấn đề. Những vấn đề đó phải được ghi chép lại thành một hướng dẫn thực hiện chi tiết công việc. Việc này phải được chính những nhân viên trực tiếp làm công việc đó viết ra.

Bước 6: Đánh giá nội bộ

ISO 9001 yêu cầu tổ chức phải đánh giá nội bộ định kỳ hàng tháng. Đánh giá để biết được chất lượng công việc sau khi áp dụng HTQLCL ISO 9001. Đây là việc làm cần thiết và quan trọng trước khi được đánh giá chứng nhận ISO 9001.

Đánh giá nội bộ để chắc chắn doanh nghiệp áp dụng ISO 9001 hiệu quả

Đánh giá nội bộ để chắc chắn doanh nghiệp áp dụng ISO 9001 hiệu quả

4.Tư vấn chứng nhận ISO 9001 cho doanh nghiệp

Dưới đây là một số các bước công việc  cần phải tiến hành để đạt chứng nhận ISO 9001. Thời gian và khối lượng công việc phụ thuộc rất nhiều vào thực trạng doanh nghiệp. Bên cạnh kế hoạch tổng thể, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch chi tiết cho các bước cụ thể. Trong đó có việc phân công bộ phận hay con người chịu trách nhiệm chính và thời gian biểu chi tiết.

Bước 1: Chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận

Phần 1: Khảo sát thực trạng tại đơn vị

  • Làm rõ các đặc tính lĩnh vực hoạt động và quy trình hoạt động hiện tại của đơn vị;
  • Xác định bối cảnh, rủi ro và cơ hội trong hoạt động chất lượng;
  • Đưa ra các biện pháp kiểm soát ban hành;
  • Đề xuất bổ sung, thay đổi hệ thống hiện hành;

Phần 2: Lập kế hoạch, đào tạo và xây dựng hệ thống tài liệu

  • Xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai dự án;
  • Bổ nhiệm đại điện lãnh về chất lượng đạo
    (QMR) và Ban ISO;
  • Đào tạo nhận thức về tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Đào tạo, hướng dẫn phân tích bối cảnh, quá trình, những rủi ro và cơ hội. So sánh các điểm khác biệt của ISO 9001:2008 và iso 9001:2015;
  • Ban hành và áp dụng hệ thống tài liệu. Hướng dẫn áp dụng hệ thống tài liệu, giám sát việc áp dụng và xử lý các phản hồi để cải tiến.

Phần 3: Đánh giá và xem xét hệ thống

  • Đào tào chuyên gia đánh giá nội bộ và tiến hành đánh giá nội bộ ISO 9001;
  • Sau khi đánh giá sẽ tiến hành khắc phục và phòng ngừa đối với các điểm không phù hợp được phát hiện trong quá trình đánh giá nội bộ;
  • Gửi đơn đăng ký chứng nhận và thống nhất ngày đánh giá của Tổ chức chứng nhận. Bên thứ 3 tiến hành đánh gái tại đơn vị;
  • Ban tư vấn ISO 9001:2015 cùng tham gia hướng dẫn khắc phục đối với các điểm không phù hợp được phát hiện bởi bên thứ 3.

Phần 4: Đăng ký chứng nhận ISO 9001

Việc chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận bao gồm các bước sau:

  • Đánh giá trước khi chứng nhận.
  • Lựa chọn tổ chức chứng nhận uy tín.

Bước 2: Tiến hành đánh giá chứng nhận

Tổ chức chứng nhận  tiến hành đánh giá chứng nhận chính thức hệ thống chất lượng của công ty.

Doanh nghiệp đáp ứng đủ điểu kiện sẽ được cấp giấy chứng nhận ISO. Giấy chứng nhận có hiệu lực trong 03 năm

Bước 3: Duy trì hệ thống chất lượng sau khi chứng nhận

Doanh nghệp cần duy trì và không ngừng cải tiến hệ thống chất lượng.

Viện chất lượng Việt Nam hỗ trợ tư vấn chứng nhận ISO 9001

Viện chất lượng Việt Nam hỗ trợ tư vấn chứng nhận ISO 9001

5. Đơn vị tư vấn ISO 9001 uy tín

Viện chất lượng Việt Nam là tổ chức chứng nhận uy tín hàng đầu với Chính sách dịch vụ chứng nhận tốt nhất:

  • Chúng tôi luôn tối ưu để đảm bảo thời gian cấp chứng chỉ nhanh nhất
    Doanh nghiệp được chuyển giao miễn phí bộ hồ sơ, biểu mẫu, quy trình mẫu của Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2015.
  • Chuyên gia sẽ xây dựng bộ quy trình, hệ thống tài liệu mẫu phù hợp theo quy trình sản xuất của doanh nghiệp, để làm căn cứ tham khảo, áp dụng.
  • Hỗ trợ cho khách hàng về các thủ tục pháp lý đối với cơ quan nhà nước.
  • Hỗ trợ tư vấn công bố chất lượng và công bố lưu hành sản phẩm.
  • Với phương châm Nhanh chóng – Chuẩn mực – Thân thiện và Chuyên nghiệp

Chúng tôi luôn đặt mục tiêu giảm thiểu thời gian chậm trễ trong các công đoạn của hoạt động chứng nhận. Qua đó, đảm bảo doanh nghiệp nhận được chứng chỉ nhanh nhất và tuân thủ đầy đủ theo chuẩn mực và quy trình chứng nhận.

Mọi yêu cầu về tư vấn ISO 9001, Quý khách hàng hãy liên hệ với Viện chất lượng Việt Nam ngay hôm nay để được hỗ trợ nhanh nhất.

  • Tòa nhà 789 Khu đô thị Ngoại Giao Đoàn – Bắc Từ liêm – Hà Nội.
  • Điện thoại: 090.284.2298
  • Email: info.vienchatluong@gmail.com

 

5/5 - (1 bình chọn)
GỌI ĐIỆN NGAY 0902.842.298