
Các thiết bị áp lực ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp. Song song đó, các sự cố xảy ra trong quá trình vận hành thiết bị chịu áp lực luôn đi kèm theo nhiều tai nạn, gây chấn thương và thiệt hại về người. Do đó, công tác bảo trì bảo dưỡng thiết bị áp lực là rất cần thiết nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành thiết bị này.
Nội dung bài viết
1. Bảo trì bảo dưỡng thiết bị áp lực là gì?
Bảo dưỡng thiết bị áp lực là việc thực hiện các tác vụ giúp bảo tồn năng lực thiết bị, qua đó đảm bảo tính liên tục và chất lượng của sản xuất. Bảo dưỡng diễn ra trong toàn bộ thời gian sử dụng (tuổi thọ) của thiết bị. Bảo dưỡng tốt là đảm bảo đạt được hoạt động ở mức chi phí tối ưu tổng quát.

Bảo trì bảo dưỡng thiết bị áp lực là hoạt động cần thiết
✍Xem thêm: Kiểm định an toàn thiết bị là gì? Tại sao bắt buộc phải thực hiện?
2. Vì sao cần bảo dưỡng thiết bị áp lực?
Trong quá trình vận hành thiết bị áp lực luôn đi kèm theo các tai nạn gây chấn thương và thiệt hại về người nghiêm trọng. Do đó, vấn đề an toàn trong quá trình sử dụng, vận hành thiết bị áp lực luôn được đặt lên hàng đầu.
Việc bảo dưỡng thiết bị áp lực là một phần trong quá trình đảm bảo an toàn khi vận hành thiết bị này. Quá trình bảo dưỡng cần được thực hiện đầy đủ những công việc sau:
– Mỗi đơn vị sản xuất phải lập được kế hoạch bảo dưỡng cho toàn bộ hệ thống các thiết bị áp lực trong đơn vị. Kế hoạch bảo dưỡng phải tính đến các đặc điểm riêng biệt của từng thiết bị như tuổi thọ, đặc điểm vận hành, môi trường làm việc của thiết bị v.v…
– Luôn quan tâm đến những biểu hiện bất thường trong hệ thống, ví dụ: nếu van an toàn thường xuyên tác động có nghĩa là hệ thống bị quá áp một cách bất thường hoặc van an toàn không tốt
– Luôn kiểm tra, phát hiện các biểu hiện mài mòn và ăn mòn
– Trước khi thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa phải đảm bảo xả hết áp suất bên trong hệ thống, làm vệ sinh đầy đủ.
– Phải thực hiện đầy đủ các biện pháp và quy trình an toàn trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng.

Bào trì thiết bị giúp máy hoạt động tốt tránh sự cố
✍Xem thêm: Cấp chứng chỉ an toàn lao động cho người vận hành máy
3. Kiểm định thiết bị áp lực – hoạt động bắt buộc trong quy trình bảo dưỡng
Theo quy định của Nhà nước, các thiết bị áp lực sau phải bắt buộc phải kiểm định:
- Bình áp lực có áp suất làm việc lớn hơn 0,7 kG/cm2, dung tích lớn hơn 25 lít.
- Nồi hơi có áp suất làm việc lớn hơn 25 lít, nồi đun nước nóng có nhiệt độ nước lớn hơn 115 oC.
- Đường ống dẫn hơi nước bão hoà có đường kính từ 76 mm trở lên, đường ống dẫn hơi quá nhiệt có đường kính từ 51 mm trở lên.
- Đường ống dẫn khí đốt.
Hoạt động kiểm định an toàn cần được thực hiện bởi các Trung tâm kiểm định và đăng ký sử dụng tại các Sở Lao động TBXH địa phương trước khi đưa vào sử dụng cũng như phải được kiểm định định kỳ bởi các Trung tâm kiểm định trong quá trình sử dụng. Thủ tục thực hiện việc kiểm định được nêu trong thông tư số 23/2003/TT-BLĐTBXH ngày 3/11/2003 của Bộ Lao động TBXH.
✍ Xem thêm: Quy trình chi tiết nhất về kiểm định thiết bị áp lực
Thời hạn kiểm định quy định trong các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn thay đổi theo từng loại thiết bị, tuy nhiên thường có các kỳ hạn sau:
- 3 năm một lần khám xét bên trong, bên ngoài, 6 năm một lần khám xét kèm theo thử thủy lực đối với bình áp lực.
- 2 năm một lần khám xét bên trong, bên ngoài, 6 năm một lần khám xét kèm theo thử thủy lực đối với nồi hơi.
- Đối với hệ thống lạnh, chu kỳ khám nghiệm là 5 năm một lần khám xét kèm theo thử bền, trong thời gian 5 năm này sẽ thực hiện một lần khám xét 3 năm sau khi nghiệm thử.
Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ Kiểm định thiết bị áp lực của Viện Chất Lượng Việt Nam vui lòng liên hệ hotline 090.284.2298, email info.vienchatluong@gmail.com để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng và miễn phí nhất.