Chứng nhận hợp quy nguyên liệu thức ăn thuỷ sản – Chăn nuôi

Trang chủ » Tin tức
Tin tức
22-06-2022
45 lượt xem

Theo Luật chăn nuôi năm 2018, thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản thương mại trước khi được lưu thông trên thị trường phải công bố hợp quy theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, cần công bố thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1. Chứng nhận hợp quy nguyên liệu thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi

Các sản phẩm thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản nằm trong danh mục sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn. Vì vậy, các sản phẩm này phải được kiểm soát và quản lý thông qua hoạt động chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy theo các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Đối với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản, hiện được quản lý bởi 2 QCVN là:

  • QCVN 01 – 183:2016/BNNPTNT được ban hành theo Thông tư số 27/2016/TT-BNNPTNT, áp dụng cho thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc cho lợn, gà, chim cút, ngan, vịt; thức ăn tinh hỗn hợp cho bê và bò thịt.
  • QCVN 01 – 190:2020/BNNPTNT được ban hành theo thông tư số 04/2020/TT-BNNPTNT và Sửa đổi 1:2021 QCVN 01-190:2020/BNNPTNT được ban hành theo thông tư 05/2021/TT-BNNPTNT, áp dụng cho thức ăn truyền thống, thức ăn bổ sung, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc cho vật nuôi (ngoại trừ các loại thức ăn đã được quy định trong QCVN 01 – 183:2016/BNNPTNT).

Như vậy, hiện nay các sản phẩm thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản phải được chứng nhận và công bố hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường tại Việt Nam.

Chứng nhận hợp quy nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi

Chứng nhận hợp quy nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi

✍ Xem thêm:  Thủ tục đăng ký chứng nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi

2. Quy định về quản lý chứng nhận nguyên liệu thức ăn chăn nuôi – thủy sản

Danh sách các sản phẩm phải chứng nhận và công bố hợp quy theo QCVN 01 – 190:2020/BNNPTNT và Sửa đổi 1:2021 QCVN 01-190:2020/BNNPTNT:

  • Thức ăn truyền thống, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản.
  • Thức ăn bổ sung (không áp dụng đối với thức ăn thủy sản).
  • Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc cho vật nuôi (không áp dụng đối với thức ăn thủy sản).
Quy định quản lý chứng nhận nguyên liệu thức ăn chăn nuôi - thủy sản

Quy định quản lý chứng nhận nguyên liệu thức ăn chăn nuôi – thủy sản

✍ Xem thêm: Những lưu ý khi đăng ký chất lượng thức ăn thuỷ sản

 

3. Quy trình chứng nhận nguyên liệu sản xuất TACN -TATS

3.1 Đối với nguồn nguyên liệu trong nước

Theo thông tư số 28/2012/TT-BKHCN các sản phẩm được sản xuất trong nước được chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 cần phải công bố hợp quy. Quy trình như sau:

– Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy theo mẫu của Viện Chất Lượng;

– Bước 2: Tiến hành ký hết hợp đồng, báo giá;

– Bước 3: Tư vấn xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng tại nhà máy (nếu đã có chứng chỉ ISO 9001 thì bỏ qua bước này);

– Bước 4: Viện Chất Lượng tiến hành đánh giá hợp quy tại nhà máy và lấy mẫu thử nghiệm;

– Bước 5: Thẩm xét hồ sơ đánh giá;

– Bước 6: Viện chất lượng cấp giấy chứng nhận hợp quy;

– Bước 7: Công bố hợp quy (Viện Chất Lượng Việt Nam sẽ hướng dẫn khách hàng thực hiện bước này).

3.2 Đối với nguyên liệu nhập khẩu

Sản phẩm thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn thủy sản nhập khẩu cần phải chứng nhận hợp quy hay kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu theo phương thức 7 chỉ có giá trị hiệu lực với lô hàng được đánh giá chứng nhận.

– Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy theo mẫu đăng ký chứng nhận của Viện Chất Lượng;

– Bước 2: Doanh nghiệp nhập khẩu đăng ký thủ tục kiểm tra chất lượng với Hải quan (Đối với lô hàng nhập khẩu);

– Bước 3: Viện Chất Lượng tiến hành đánh giá, lấy mẫu thử nghiệm của lô hàng (có thể lấy mẫu tại cảng hoặc kho hàng);

– Bước 4: Viện Chất Lượng Việt Nam cấp giấy chứng nhận hợp quy cho hàng hoá nhập khẩu.

 

4. Lợi ích khi thực hiện chứng nhận

Chứng nhận hợp quy nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi là điều kiện tiên quyết và bắt buộc để sản phẩm được pháp lưu hành trên thị trường Việt Nam. Công tác chứng nhận hợp quy không chỉ đáp ứng yêu cầu pháp luật, mà còn mạng lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:

  • Giảm thiểu rủi ro về pháp lý và các chi phí liên quan nhờ tuân thủ đúng quy định của Nhà nước.
  • Khẳng định chất lượng sản phẩm, kết quả hợp quy sản phẩm là minh chứng với khách hàng về chất lượng thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn thủy sản của doanh nghiệp.
  • Nâng cao uy tín và giá trị sản phẩm: sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đã được kiểm chứng bởi Tổ chức chứng nhận chuyên ngành và cơ quan quản lý Nhà nước.
  • Nâng cao lợi thế cạnh tranh, thương hiệu của nhà sản xuất.
Lợi ích chứng nhận hợp quy nguyên liệu thức ăn chăn nuôi - thủy sản

Lợi ích chứng nhận hợp quy nguyên liệu thức ăn chăn nuôi – thủy sản

 

Tại Việt Nam, Viện Chất Lượng Việt Nam là Tổ chức hàng đầu trong chứng nhận hợp quy nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết sẽ cung cấp cho quý doanh nghiệp dịch vụ chứng nhận tốt nhất với giá thành hợp lý nhất.

5/5 - (1 bình chọn)
GỌI ĐIỆN NGAY 0902.842.298