Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh | Hướng dẫn đăng ký

Trang chủ » Tin tức viện chất lượng
ho-kinh-doanh-thanh-lap
Tin tức viện chất lượng
22-08-2023
63 lượt xem

Trong quá trình kinh doanh, việc đăng ký hộ kinh doanh và có được giấy chứng nhận đăng ký là bước quan trọng giúp xác nhận sự tồn tại hợp pháp của doanh nghiệp. Điều này cũng đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh diễn ra trong một môi trường hợp pháp và tuân thủ các quy định pháp luật. Dưới đây là hướng dẫn về cách đăng ký hộ kinh doanh và nhận giấy chứng nhận đăng ký.

 

1. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh là gì?

1.1 Khái niệm

Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh là một tài liệu chứng minh rằng một doanh nghiệp hoặc cá nhân đã đăng ký hộ kinh doanh tại cơ quan Nhà nước. Đây là một phần quan trọng của việc thiết lập và vận hành một doanh nghiệp hợp pháp.Theo Điều 14, 16 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh là Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có giá trị pháp lý kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;

Hộ kinh doanh có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Trường hợp hộ kinh doanh đăng ký ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh sau ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì hộ kinh doanh được quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

 

Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp định nghĩa về hộ kinh doanh cá thể

Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp định nghĩa về hộ kinh doanh cá thể

✅Xem thêm: Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy | Hướng dẫn đăng ký giấy phép

1.2 Đối tượng được đăng ký hộ kinh doanh

Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp định nghĩa về hộ kinh doanh cá thể như sau: Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh”.

Thường thì những cá nhân, hộ gia đình sau nên đăng ký hộ kinh doanh cá thể thay vì công ty, doanh nghiệp:

Khách hàng không có nhu cầu sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) để tránh phiền hà phức tạp về thuế như phải nộp tờ khai, nộp báo cáo quý, báo cáo tài chính…

Cá nhân, hộ gia đình có mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, vốn ít;

Có nhu cầu hợp pháp hóa hình thức kinh doanh của mình, cần giấy phép khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra;….

Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

Những đối tượng không cần phải đăng ký hộ kinh doanh cá thể là : Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh.

✅Xem thêm: Kiểm định hệ thống chống sét tại Đà Nẵng | Phí thấp – Nhanh

2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

– Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP;

– Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;

– Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

Có 7 lưu ý bạn cần đặc biệt quan tâm:

  1. Chỉ có 2 đối tượng được đăng ký hộ kinh doanh gồm: Cá nhân và các thành viên hộ gia đình (nhóm cá nhân không được đăng ký);
  2. Tên Hộ kinh doanh không được trùng với tên của hộ kinh doanh khác trong phạm vi quận/huyện;
  3. Một địa điểm chỉ được đăng ký 1 hộ kinh doanh duy nhất trên phạm vi toàn quốc;
  4. Chủ HKD phải chịu trách nhiệm trên toàn bộ tài sản của mình, nên khi đăng ký cần lưu ý về vốn điều lệ;
  5. Chỉ được sử dụng tối đa 9 lao động;
  6. Đối với ngành nghề có điều kiện cần liên hệ cán bộ đăng ký kinh doanh để tư vấn kỹ về các điều kiện và giấy tờ cần thiết trước khi đăng ký tránh bị trả hồ sơ;
  7. Không phải tỉnh nào cũng áp dụng nộp hồ sơ trực tiếp, cần hỏi cán bộ đăng ký kinh doanh trước khi thực hiện.
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

3. Nội dung của giấy phép kinh doanh

Trên giấy phép kinh doanh thông thường sẽ bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

  • Tên doanh nghiệp hoặc tên hộ kinh doanh (bao gồm cả tên nước ngoài và tên viết tắt);
  • Trạng thái hoạt động;
  • Mã số thuế hộ kinh doanh hay mã số doanh nghiệp;
  • Ngày thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh;
  • Ngày được cấp phép kinh doanh;
  • Họ và tên đầy đủ của người đại diện theo pháp luật;
  • Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, hộ kinh doanh;
  • Các ngành nghề kinh doanh;
  • Một số nội dung khác có liên quan.

Đối với mỗi ngành nghề kinh doanh khác nhau thì thời hạn có hiệu lực của giấy phép kinh doanh cũng khác nhau dựa vào quy định pháp luật của Nhà nước đã ban hành về vấn đề này áp dụng cho từng đối tượng ngành nghề kinh doanh cụ thể. Thời hạn của một giấy phép kinh doanh nhất định có mức tối đa có thể lên đến 50 năm.

4. Hồ sơ thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh

4.1 Hồ sơ đăng ký thành hộ kinh doanh

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể bao gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh;
  • Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc sổ đỏ đối với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh (không cần công chứng).

Trường hợp các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn đăng ký hộ kinh doanh thì cần thêm các giấy tờ sau:

  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên hộ gia đình;
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh;
  • Bản sao hợp lệ văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh;
  • Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có);
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề (nếu có).

4.2 Thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh

Công dân có thể nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Ngoài hình thức nộp hồ sơ trực tiếp, công dân có thể thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể online tại trang dịch vụ công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố. Sau khi đăng ký, hồ sơ sẽ được chuyển tiếp về Phòng Tài chính – Kế hoạch hoặc Phòng Kinh tế của UBND quận, huyện liên quan để xét duyệt hồ sơ.

Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ gửi thông báo về tài khoản đăng ký kinh doanh của chủ hộ để hẹn ngày lấy giấy phép. Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cần bổ sung hoặc bị từ chối, chủ hộ cũng sẽ nhận được thông báo trực tiếp thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh.

Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao giấy biên nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

  • Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
  • Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

Nếu sau 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho Cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.

Hộ kinh doanh có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

5. Trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong các trường hợp sau:

– Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh là giả mạo;

– Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký và Cơ quan thuế;

– Kinh doanh ngành, nghề bị cấm;

– Hộ kinh doanh do những người không được quyền thành lập hộ kinh doanh thành lập;

– Hộ kinh doanh không gửi báo cáo theo quy định tại khoản 6 Điều 16 Nghị định 01/2021/NĐ-CP đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;

– Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.

Trên đây là tất cả các thông tin mà các đơn vị, tổ chức cần chú ý về giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Hy vọng với những thông tin trên sẽ hữu ích cho các doanh nghiệp muốn thực hiện thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh một cách nhanh gọn và hiệu quả nhất.

————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ: VIỆN CHẤT LƯỢNG VIỆT NAM

✅ Thương hiệu Uy tín⭐ Hỗ trợ trên toàn quốc
✅ Chi phí thấp nhất⭐ Nhận chứng chỉ nhanh
✅ Hỗ trợ 24/7⭐ 090.284.2298

 

5/5 - (2 bình chọn)
GỌI ĐIỆN NGAY 0902.842.298