
Giấy phép đăng ký kinh doanh là một văn bản quan trọng mà một tổ chức hoặc cá nhân cần phải có để hợp pháp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Được cấp bởi cơ quan quản lý nhà nước, giấy phép đăng ký kinh doanh xác nhận rằng người được cấp giấy phép có quyền thực hiện hoạt động kinh doanh và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan.
Nội dung bài viết
1. Giấy phép đăng ký kinh doanh là gì?
1.1 Khái niệm
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay thường được gọi là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản giấy hoặc bản điện tử, được cấp bởi cơ quan đăng ký kinh doanh. Cụ thể là phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được hiểu như “giấy khai sinh” ghi nhận các thông tin về đăng ký doanh nghiệp, nhằm giúp các cơ quan chức năng quản lý và kiểm soát các thông tin cơ bản của doanh nghiệp;
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp xác nhận công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay thường được gọi là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
1.2 Căn cứ pháp lý
Luật Doanh nghiệp 2014,
Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về Đăng ký Kinh doanh
✅Xem thêm: Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy | Hướng dẫn đăng ký giấy phép
3. Nội dung giấy phép đăng ký kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm 5 nội dung sau:
- Mã số doanh nghiệp;
- Địa chỉ trụ sở chính;
- Tên công ty, doanh nghiệp;
- Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân;
- Thông tin cá nhân của người đại diện theo pháp luật/thành viên góp vốn/thành viên hợp danh/chủ doanh nghiệp/chủ sở hữu là cá nhân; thông tin tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của chủ sở hữu là tổ chức.
Tham khảo một số mẫu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới nhất năm 2023:
Mẫu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp dành cho công ty cổ phần:

Mẫu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dành cho công ty cổ phần
Mẫu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dành cho công ty TNHH 1 thành viên:

Mẫu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp dành cho công ty TNHH 1 thành viên
Lưu ý:
Mỗi công ty, doanh nghiệp sẽ được cấp 1 mã số doanh nghiệp duy nhất. Mã số này cũng là mã số thuế doanh nghiệp và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp;
Có thể tra cứu mã số doanh nghiệp tại trang Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
3. Điều kiện đăng ký giấy chứng nhận kinh doanh
- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh;
- Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp;
- Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ) hoặc tên xã, phường … số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có);
- Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
✅Xem thêm: Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh | Hướng dẫn đăng ký
4. Hồ sơ đăng ký giấy chứng nhận kinh doanh
Trước hết, bạn cần xác định loại hình kinh doanh mà bạn muốn hoạt động. Có nhiều loại hình như doanh nghiệp cá nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, hợp tác xã, v.v. Mỗi loại hình có các yêu cầu về hồ sơ và thủ tục đăng ký khác nhau. Cụ thể:
Loại doanh nghiệp | Hồ sơ |
Doanh nghiệp tư nhân |
|
Công ty TNHH 2 TV trở lên, Công ty Cổ phần và Công ty hợp danh |
|
Công ty TNHH 1 TV |
|
Hộ kinh doanh |
|
5. Thủ tục đăng ký giấy chứng nhận kinh doanh
Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo uỷ quyền nộp đủ hồ sơ theo quy định tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
Khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh phải trao giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ;
Trường hợp hố sơ không hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ;
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.

Thủ tục đăng ký giấy chứng nhận kinh doanh
6. Lưu ý 5 Trường hợp bị thu hồi giấy đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong 5 trường hợp sau đây:
- Các nội dung khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;
- Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 1 năm mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
- Doanh nghiệp không gửi báo cáo đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
- Trường hợp khác theo quyết định của tòa án hoặc đề nghị của cơ quan có thẩm quyền;
- Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp (tham khảo 8 điều kiện để được thành lập doanh nghiệp).
Trên đây là tất cả các thông tin mà các đơn vị, tổ chức cần chú ý về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hy vọng với những thông tin trên sẽ hữu ích cho các doanh nghiệp muốn thực hiện thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh một cách nhanh gọn và hiệu quả nhất.
————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ: VIỆN CHẤT LƯỢNG VIỆT NAM
✅ Thương hiệu Uy tín | ⭐ Hỗ trợ trên toàn quốc |
✅ Chi phí thấp nhất | ⭐ Nhận chứng chỉ nhanh |
✅ Hỗ trợ 24/7 | ⭐ 090.284.2298 |