ISO 22000 là gì? Tại sao doanh nghiệp thực phẩm cần thiết?

Trang chủ » Tin tức
Tin tức
24-08-2021
20 lượt xem

Trong những năm gần đây, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đã ngày càng trở nên nghiêm trọng và được chính phủ ở nhiều quốc gia quan tâm thực hiện. Hầu hết các tổ chức, các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm đã nhận biết rõ ràng hơn về tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khoẻ con người. ISO 22000 là một công cụ hữu hiệu giúp các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm có thể kiểm soát được vấn đề này.

 

1. ISO 22000 là gì?

ISO 22000 là hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm. Tiêu chuẩn này được xây dựng và ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) với nội dung tập trung vào mảng an toàn vệ sinh thực phẩm. Chứng nhận chỉ ra cách một tổ chức có thể chứng minh được khả năng kiểm soát các mối nguy an toàn để đảm bảo rằng thực phẩm là an toàn. ISO 22000:2018  được thiết lập dựa trên ISO 9001 với quản lý an toàn thực phẩm và HACCP để đảm bảo an toàn thực phẩm ở mọi mức độ.

ISO 22000 là gì? Tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

ISO 22000 là gì? Tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

✍ Xem thêm: Tải tài liệu ISO 22000 PDF phiên bản song ngữ

ISO 22000:2018 là phiên bản chính thức mới nhất thay thế cho phiên bản ISO 22000:2005, kể từ ngày 19/06/2021 phiên bản ISO 22000:2005 không còn giá trị. Và giá trị của giấy chứng nhận ISO 22000 có hiệu lực 3 năm kể từ ngày ban hành.

Với mọi doanh nghiệp, tổ chức nào khi tham gia vào chuỗi thực phẩm cũng đều có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018. Bao gồm những tổ chức, doanh nghiệp sản xuất trang thiết bị, chất phụ gia, các đơn vị chuyên đóng gói nguyên vật liệu, các đại lý cung cấp dịch vụ vệ sinh, vận chuyển, kho lưu trữ liên quan tới thực phẩm.

 

2. Doanh nghiệp nào nên áp dụng ISO 22000:2018?

  • Các nông trại, ngư trường và trang trại sữa;
  • Các nhà chế biến thịt, cá và thức ăn chăn nuôi. Các nhà sản xuất bánh mì, ngũ cốc, thức uống, thực phẩm đông lạnh hoặc đóng hộp;
  • Các nhà cung cấp dịch vụ thực phẩm như nhà hàng, hệ thống cung cấp thức ăn nhanh, các bệnh viện và khách sạn và những nhà bán thực phẩm lưu động;
  • Các dịch vụ hỗ trợ bao gồm lưu trữ và phân phối thực phẩm và cung cấp thiết bị chế biến thực phẩm, phụ gia, nguyên vật liệu, dịch vụ dọn dẹp và vệ sinh và đóng gói;
Giấy chứng nhận ISO 22000 có thể thay thế cho Giấy ATTP trên thị trường

Giấy chứng nhận ISO 22000 có thể thay thế cho Giấy ATTP trên thị trường

3. Quy trình áp dụng ISO 22000:2018 mới nhất

Để đánh giá chứng nhận, Viện Chất Lượng thực hiện qua những bước sau đây:

Bước 1: Đăng ký chứng nhận và thỏa thuận với Tổ chức chứng nhận

Đầu tiên, doanh nghiệp cần trao đổi thông tin liên quan với Tổ chức chứng nhận, việc trao đổi này nhằm mục đích thống nhất thông tin giữa hai bên, đảm đảm thực hiện theo đúng yêu cầu của khách hàng. Thông tin cần trao đổi như:

  • Thủ tục đăng ký đánh giá chứng nhận ISO 22000;
  • Điều kiện cần để đánh giá tiêu chuẩn;
  • Quy trình thực hiện như thế nào;
  • Kế hoạch đánh giá ISO 22000;
  • Tổng chi phí thực hiện đánh giá chứng nhận.

Phiếu Đăng ký chứng nhận bao gồm các thông tin liên quan tới doanh nghiệp. Ví dụ: Tên doanh nghiệp; Địa điểm đánh giá; Lĩnh vực sản xuất; Số lượng nhân sự….Các thông tin này là rất quan trọng cho Tổ chức chứng nhận để tiến hành các bước tiếp theo.

Bước 2: Tổ chức chứng nhận xem xét thông tin và lập kế hoạch đánh giá

Tổ chức chứng nhận tiếp nhận được thông tin và yêu cầu của Doanh nghiệp. Sau đó, Tổ chức chứng nhận xem xét thông tin và lập kế hoạch đánh giá gửi Khách hàng. Kế hoạch đánh giá sẽ chủ yếu bao gồm các thông tin chứng nhận. Ví dụ như: thời gian đánh giá; địa điểm đánh giá; thông tin các chuyên gia đánh giá; nội dung đánh giá…

Bước 3: Đánh giá tài liệu và đánh giá chứng nhận tại hiện trường.

Việc đánh giá chứng nhận thông thường trải qua 02 bước cơ bản.

  • Một là, đánh giá xem xét hệ thống tài liệu của Doanh nghiệp;
  • Hai là, đánh giá thực tiễn tại nhà xưởng sản xuất, nơi doanh nghiệp kinh doanh…Các chuyên gia đánh giá của Tổ chức chứng nhận sẽ xem xét các tài liệu, quy trình, hướng dẫn… và thực tế sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp có phù hợp với các điều khoản trong tiêu chuẩn ISO 22000 hay không.

Chuyên gia đánh giá sẽ thực hiện công việc theo nguyên tắc khách quan, độc lập và tuân thủ các quy định của pháp luật về đánh giá chứng nhận. Kết quả bước này là bằng chứng xác nhận cho việc Hệ thống quản lý của doanh nghiệp có phù hợp tới tiêu chuẩn ISO 22000 hay không.

Giấy chứng nhận quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2018

Giấy chứng nhận quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2018

Bước 4: Thẩm xét hồ sơ đánh giá và demo Giấy chứng nhận

Sau khi đã có kết quả đánh giá của chuyên gia đánh giá chứng nhận. Tổ chức chứng nhận sẽ thẩm xét hồ sơ và hoàn thiện hồ sơ để cấp giấy chứng nhận. Tổ chức chứng nhận sẽ gửi cho Doanh nghiệp 01 bản demo giấy chứng nhận qua email. Bản demo giấy chứng nhận sẽ bao gồm các thông tin giống như 01 chứng chỉ ISO chính thức. Doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm tra các thông tin trên Giấy chứng nhận.

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận ISO 22000 và bàn giao hồ sơ

Sau khi đã thẩm xét xong hồ sơ và xác nhận thông tin chứng chỉ với Doanh nghiệp. Tổ chức chứng nhận sẽ cấp cho Doanh nghiệp 01 Giấy chứng nhận ISO. Giấy chứng nhận ISO có hiệu lực 03 năm và thời hạn giám sát tổi thiểu 12 tháng/lần.

Sau khi được cấp giấy chứng nhận, để duy trì hiệu lực của Giấy chứng nhận ISO 22000; Doanh nghiệp cần phải thực hiện đánh giá giám sát hàng năm và chứng nhận lại sau 03 năm.

Xem thêm: Dịch vụ cấp giấy chứng nhận ISO 22000 an toàn thực phẩm 

4. Điều kiện áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm?

Có thể đáp ứng các yêu cầu cấp chứng chỉ ISO 22000:2018 bằng cách sử dụng nguồn lực bên trong hoặc bên ngoài. Những yêu cầu này được đặt ra để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thiết kế, thực hiện và giám sát hệ thống quản lý nhằm đảm bảo toàn bộ thực phẩm an toàn đối với người sử dụng. Tiêu chuẩn ISO 22000 cũng như các tiêu chuẩn ISO khác không phải là thành quả chỉ cần đạt được một lần. Nó là cam kết lâu dài nhằm bảo đảm rằng những tiêu chuẩn và hệ thống quản lý được giám sát và cập nhật thường xuyên. Khi đã có được chứng nhận thì cũng có thể mất chứng nhận nếu quá trình giám sát và quản lý không được thực hiện chặt chẽ.

Trường hợp chứng nhận bị thu hồi như doanh nghiệp không áp dụng, duy trì hoặc vận hành không đúng theo yêu cầu tiêu chuẩn của ISO 22000.

Xem thêm: Dịch vụ cấp giấy chứng nhận HACCP an toàn thực phẩm 

5. Thời gian áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000

Thông thường để thực hiện chứng nhận ISO 22000 phải cần đến 4-6 tháng đánh giá theo tiêu chuẩn quy định, nhưng cũng không ít doanh nghiệp cần rất nhiều thời gian vì không đáp ứng được điều kiện cần để áp dụng ISO 22000.

 

Ý nghĩa chứng nhận ISO 22000

♦ Đảm bảo cho doanh nghiệp đạt chuẩn chất lượng về quản lý an toàn thực phẩm;

   ♦ Tăng cơ hội xuất khẩu, thâm nhập thị trường thế giới nhờ đạt được tiêu chuẩn quốc tế;

♦ Giảm tối đa nguy cơ sai lỗi và chi phí rủi ro liên quan tới an toàn thực phẩm;

♦ Thỏa mãn nhu cầu chất lượng và an toàn ngày càng cao của khách hàng;

♦ Tổ chức sản xuất tốt hơn, kiểm soát hiệu quả các quy trình nội bộ.

 

Như vậy trên đây, Viên Chất Lượng đã giúp Quý độc giả hiểu ISO 22000 là gì và những thông tin hưu ích về ISO 22000. Quý khách hàng cần tư vấn chứng nhận hê thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, liên hệ với chúng tôi qua hotline miễn phí 090.284.2298 để được hỗ trợ tốt nhất.

Rate this post
GỌI ĐIỆN NGAY 0902.842.298