
Hệ thống đường ống dẫn khí y tế (Tiếng Anh là MGPS – Medical Gas Pipeline System) là hệ thống phân phối các loại khí y tế từ nguồn cấp thông qua hệ thống đường ống dẫn đến bệnh nhân, nhân viên y tế tại nơi sử dụng các thiết bị ngoại vi. Bởi vai trò quan trọng của hệ thống này trong công tác khám chữa bệnh, cho nên các đơn vị y tế cần phải tiến hành kiểm định hệ thống khí y tế định kỳ, thường xuyên.
Nội dung bài viết
- 1. Kiểm định hệ thống khí y tế là gì?
- 2. Các hệ thống dẫn khí cần được kiểm định
- 3. Tiêu chuẩn kiểm định hệ thống dẫn khí y tế
- 4. Tại sao cần kiểm định hệ thống dẫn khí y tế?
- 5. Quy trình kiểm định đường ống dẫn khí y tế
- 6. Thời hạn, chi phí kiểm định hệ thống đẫn khí y tế
- 7. Đăng ký kiểm định hệ thống dẫn khí ở đâu?
1. Kiểm định hệ thống khí y tế là gì?
Kiểm định hệ thống dẫn khí y tế là quá trình kiểm tra và đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật của hệ thống dẫn khí xem liệu nó có đáp ứng các yêu cầu được quy định tại tiêu chuẩn, quy chuẩn tương ứng nhằm đảm bảo an toàn trước, trong quá trình sử dụng.

Kiểm định hệ thống dẫn khí y tế tại các bệnh viện là vô cùng quan trọng
✍ Xem thêm: Kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị y tế | Chất lượng – Chi phí thấp
2. Các hệ thống dẫn khí cần được kiểm định
Có 7 hệ thống dẫn khí cơ bản cần được thực hiện kiểm định gồm:
- Khí Oxy (O2): được dùng ở dạng lỏng và khí cho tất cả các liệu pháp hô hấp, khi kết hợp với nito oxit sẽ có tác dụng làm thuốc mê;
- Khí nén (MA4-Sa7);
- Khí hút VAC;
- Khí gây mê (N2O);
- Khí ni tơ (N2): Ni tơ y tế ở dạng lỏng được sử dụng chư chất làm lạnh trong phương pháp gây tê lạnh và phẫu thuật lạnh hoặc bảo quan các vật liệu sinh học, máu và tủy xương;
- Khí Cacbonic (CO2): CO2 y tế ở dạng khí, dùng chủ yếu cho công tác phẫu thuật xâm lấn tối thiểu và dùng cho tắm thuốc;
- Hệ thống hút khí thải gây mê (AGSS).
3. Tiêu chuẩn kiểm định hệ thống dẫn khí y tế
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn được sử dụng trong quá trình kiểm định hệ khí y tế phải được cơ quan chức năng nước sở tại cho phép.
- QTKĐ 05:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống dẫn khí y tế
- TCVN 8022-1:2009, Hệ thống đường ống khí y tế – Phần 1: Hệ thống đường ống cho khí nén y tế và chân không
- TCVN 7742:2007, Hệ thống làm giàu ôxy để sử dụng với hệ thống ống dẫn khí y tế
- TCVN 6008:2010, Thiết bị áp lực – Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra
Ngoài ra, tùy từng trường hợp riêng biệt có thể đánh giá chất lượng theo các tiêu chuẩn của nước ngoài nhưng không được thấp hơn mức quy định trong nước.

Kiểm định hệ thống đường ống dẫn khí y tế theo quy định pháp luật
4. Tại sao cần kiểm định hệ thống dẫn khí y tế?
- Đáp ứng quy định pháp luật Việt Nam về quản lý chất lượng y tế
- Hệ thống đường ống dẫn khí y tế thuộc danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, hóa chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Các tổ chức cá nhân cần thực hiện kiểm định an toàn theo đúng quy định khi sử dụng hệ thống.
- Nâng cao uy tín của bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh
- Đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành và sử dụng
- Đảm bảo chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh viện
- Đảm bảo hệ thông được vận hành liên tục.
5. Quy trình kiểm định đường ống dẫn khí y tế
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ
Các hồ sơ sau phải được xem xét:
- Bản vẽ, lý lịch tuyến ống
- Các báo kiểm tra, thử nghiệm đã thực hiện
- Các chứng chỉ vật liệu
- Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa
- Hồ sơ kiểm định lần trước
Bước 2: Khám xét kỹ thuật
- Kiểm tra khoảng cách an toàn nơi có tuyến ống đi qua.
- Xem xét các giây treo, giá đỡ. Kiểm tra màu sơn, dán nhãn.
- Xem xét các khuyết tật ăn mòn trên bề mặt kim loại, các biến dạng hình học trên đường ống
- Kiểm tra an toàn phòng chống cháy nổ
- Đánh giá chất lượng mối hàn bằng phương pháp không phá hủy
Bước 3: Thử nghiệm áp suất
- Thử bền: Đường ống sẽ được cô lập để thử nghiệm khả năng chịu áp lực ở áp suất mà tiêu chuẩn kiểm tra quy định nhằm đánh giá khả năng chịu áp lực ở điều kiện cao nhất cho phép.
- Thử kín: Toàn bộ hệ thống sẽ được kiểm tra rò rỉ ở áp suất làm việc cho phép trong thời gian từ 2 – 24 giờ.
Bước 4: Kiểm định các cơ cấu an toàn, bảo vệ
- Kiểm định van an toàn
- Áp kế
- Kiểm tra van giảm áp, điều áp, van chống tạt lửa lại (backfire)
- Kiểm tra an toàn điện
Bước 5: Kiểm tra vận hành hệ thống
Kết nối các thiết bị phụ trợ, các cơ cấu an toàn… tiến hành chạy thử thiết bị ở áp suất làm việc cho phép. Trong trường hợp kết quả kiểm định đường ống dẫn khí y tế đạt yêu cầu. Kiểm định viên lập biên bản kiểm định và cấp chứng nhận kết quả kiểm định cho đơn vị đăng ký kiểm định.

Hệ thống đường ống dẫn khí y tế cần được kiểm định đình kỳ 3 năm/lần
6. Thời hạn, chi phí kiểm định hệ thống đẫn khí y tế
Kiểm định hệ thống đường ống dẫn khí y tế được thực hiện khi:
- Kiểm định lần đầu: sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng.
- Kiểm định định kỳ: theo Chu kỳ kiểm định định kỳ là 3 năm đối với hệ thống sử dụng dưới 12 năm; 2 năm đối với hệ thống có thời gian sử dụng từ 12 năm trở lên.
- Kiểm định bất thường: khi có yêu cầu của cơ quan chứng năng; Đơn vị sử dụng; Chế độ này cũng áp dụng khi có thay đổi về vị trí lắp đặt hay sau khi có thay thế, sửa chữa.
Chi phí kiểm định đường ống dẫn khí y tế được Nhà nước quy định mức giá tối thiểu tại thông tư số 41/TT/2016/BLĐTBXH chiều dài đường ống mà đơn vị chế tạo đã công bố.
7. Đăng ký kiểm định hệ thống dẫn khí ở đâu?
Viện Chất Lượng Việt Nam là đơn vị kiểm định hệ thống dẫn khí y tế tại Việt Nam. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm,chúng tôi cam kết sẽ cung cấp cho quý doanh nghiệp dịch vụ chứng nhận tốt nhất với giá thành hợp lý nhất.
Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc về kiểm định hệ thống khí y tế xin liên hệ hotline 090.284.2298 hoặc email info.vienchatluong@gmail.com để được giải đáp chi tiết nhất trong thời gian ngắn nhất.
————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ: VIỆN CHẤT LƯỢNG VIỆT NAM
✅ Thương hiệu Uy tín | ⭐ Hỗ trợ trên toàn quốc |
✅ Chi phí thấp nhất | ⭐ Nhận chứng chỉ nhanh |
✅ Hỗ trợ 24/7 | ☎️ 090.284.2298 |