
Viện Chất Lượng Việt Nam, hỗ trợ thực hiện kiểm định máy đo điện tim trên toàn quốc với chi phí thấp hỗ trợ nhanh. Dưới đây là một số thông tin về hoạt động kiểm định máy đo điện tim cho Quý bạn đọc tìm hiểu tốt nhất.
1. Các loại máy đo điện tim cần phải kiểm định
- Máy điện tim đầu ghi quang;
- Máy điện tim với đầu ghi mực trên băng giấy;
- Máy điện tim với đầu ghi nhiệt.

Danh mục thiết bị đo điện tim cần phải kiểm định chất lượng
✍ Xem thêm:Chi phí Kiểm định máy theo dõi bệnh nhân | Viện chất lượng
2. Quy định kiểm định máy đo điện tim
Kiểm định máy đo điện tim được quy định tại Thông tư 07/2019/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 23/2013/TT-BKHCN quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Theo đó máy đo điện tim là phương tiện đo lường nhóm 2, cần phải kiểm định khi đưa vào sử dụng.

Kiểm định máy đo điện tim được quy định tại Thông tư 07/2019/TT-BKHCN
✍ Xem thêm:Báo giá chi tiết Kiểm định thiết bị y tế | Tư vấn thủ tục
3. Quy trình kiểm định chất lượng máy đo điện tim
Quy trình kiểm định của máy đo điện tim được quy định đầy đủ tại ĐLVN 43 :2017 PHƯƠNG TIỆN ĐO ĐIỆN TIM QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH, bao gồm các bước dưới đây:
Bước 1: Kiểm tra bên ngoài
Phải kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau đây:
1.1 Yêu cầu hồ sơ của Máy đo điện tim phải đầy đủ:
- Các hướng dẫn về vận hành, bảo quản, sử dụng;
- Các sơ đồ và các chi tiết cần cho việc kiểm định;
- Những hướng dẫn cho các ứng dụng y học đặc biệt.
1.2 Kiểm tra bằng cách quan sát theo yêu cầu:
- Không có sự hư hỏng do cơ học và ăn mòn;
- Không có dấu hiệu hư hỏng của dấu kiểm định.
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
Thao tác Máy đo điện tim theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Máy đo điện tim phải hoạt động ổn định, kết quả đo phải hiển thị rõ ràng.
Bước 3:Kiểm tra đo lường
Đối với máy đo điện tim, cẩn kiểm tra 17 yêu cầu sau:
- Kiểm tra sai số tương đối đo điện áp.
- Kiểm tra sai số tương đối đặt độ nhạy.
- Kiểm tra sai số tương đối đo khoảng thời gian.
- Kiểm tra sai số tương đối của tốc độ ghi.
- Kiểm tra độ trễ ghi.
- Kiểm tra sai số tương đối của bộ tín hiệu chuẩn 1 mV.
- Kiểm tra độ ghi quá mức.
- Kiểm tra hằng số thời gian.
- Kiểm tra đường đặc trưng biên độ – tần số.
- Kiểm tra trở kháng vào.
- Kiểm tra sai số điện áp ghi theo các phương thức đấu điện cực.
- Kiểm tra hệ số nén tín hiệu đồng pha.
- Kiểm tra độ rộng đường nền.
- Kiểm tra độ trôi đường nền.
- Kiểm tra độ ồn trong.
- Kiểm tra hệ số xuyên âm giữa các kênh.
- Kiểm tra dòng điện qua bệnh nhân.
Bước 4: Cấp kết quả máy đo điện tim
Máy đo điện tim đo nếu đạt các yêu cầu thì được niêm phong cơ cấu chỉnh và cấp cấp chứng chỉ theo quy định, cụ thể như sau:
- Cấp giấy chứng nhận kiểm định theo đúng mẫu quy định.
- Dán tem niêm phong tại các vị trí tiếp giáp giữa hai nắp vỏ Máy đo điện tim.
- Dán tem kiểm định tại vị trí mặt Máy đo điện tim.

Máy đo điện tim đo nếu đạt các yêu cầu quy định thì được niêm phong cơ cấu chỉnh và cấp cấp chứng chỉ
✍ Xem thêm: Báo giá thực hiện Kiểm định máy xét nghiệm
4. Khi nào cần kiểm định Máy đo điện tim?
Máy đo điện tim cần kiểm định trong 3 trường hợp sau đây:
- Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng.
- Kiểm định định kỳ 24 tháng/lần.
- Kiểm định sau sửa chữa.
Viện chất lượng Việt Nam hỗ trợ kiểm định máy đo điện tim trên toàn quốc.
- Đơn vị tiên phong, hỗ trợ kiểm định hiệu chuẩn tất cả các thiết bị y tế.
- Chi nhánh 3 miền, dịch vụ nhanh chóng chuyên nghiệp.
- Giá cạnh tranh, hỗ trợ tận tình.
Trên đây, Viện Chất Lượng Việt Nam đã cung cấp thông tin mới nhất về quy trình kiểm định máy đo điện tim. Mọi thông tin cần tư vấn , Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ qua hotline 090.284.2298 để được hỗ trợ nhanh nhất và chi phí thấp nhất.