Kiểm kê khí nhà kính | Tư vấn quy trình kiểm kê từ A-Z

Trang chủ » Tin tức viện chất lượng
Tin tức viện chất lượng
26-12-2023
3 lượt xem

Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt Trái Đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho Trái Đất, gây nên hiệu ứng nhà kính. Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi nước, CO2, CH4, N2O, O3, các khí CFC. Khí nhà kính (GREENHOUSE GAS) góp phần vào sự ấm lên toàn cầu. Việc kiểm kê khí nhà kính là nghĩa vụ của các doanh nghiệp trong công tác quản lý môi trường.

 

1. Kiểm kê khí nhà kính là gì?

Kiểm kê khí nhà kính (GHG inventory) là quá trình đo lường và ghi chép các lượng khí nhà kính mà một tổ chức, doanh nghiệp, hoặc quốc gia phát thải vào không khí. Các khí nhà kính bao gồm các chất như carbon dioxide (CO2), methane (CH4), nitrous oxide (N2O), hydrofluorocarbons (HFCs), perfluorocarbons (PFCs), sulfur hexafluoride (SF6), và các chất khác có khả năng làm tăng hiệu ứng nhà kính trong không khí.

Khí nhà kính (GREENHOUSE GAS) góp phần vào sự ấm lên toàn cầu

Khí nhà kính (GREENHOUSE GAS) góp phần vào sự ấm lên toàn cầu

Các nguồn phát thải khí nhà kính:

Theo ISO 14064-1, có 6 nhóm nguồn phát thải khí nhà kính như sau:

  • Nhóm 1: Phát thải/ hấp thụ trực tiếp / Group 1: Direct GHG emission / removals
  • Nhóm 2: Phát thải/ hấp thụ gián tiếp từ việc nhập năng lượng / Group 2: Indirect GHG emissions/ removals from imported energy.
  • Nhóm 3: Phát thải/ hấp thụ gián tiếp từ hoạt động vận chuyển / Group 3: Indirect GHG emissions/ removals from transportation.
  • Nhóm 4: Phát thải/ hấp thụ gián tiếp do việc sử dụng thiết bị / Group 4: Indirect GHG emissions/ removals from products used by organisation.
  • Nhóm 5: Phát thải/ hấp thụ gián tiếp do quá trình sử dụng sản phẩm của công ty. / Group 5: Indirect GHG emissions/ removals associated with the use of products from the organisation.
  • Nhóm 6: Phát thải/ hấp thụ gián tiếp từ các nguồn khác / Group 6: Indirect GHG emissions/ removals from other source

Đối Tượng Phải Thực Hiện Kiểm Kê Khí Nhà Kính

Đơn vị có mức phát thải khi nhà kính từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên hoặc thuộc một trong các trường hơp sau:

  • Nhà máy nhiệt điện và cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng phát thải khí nhà kính hằng năm từ 1.000 tấn dầu tường đương TOE trở lên;
  • Công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có tổng lượng tiêu thụ nhiên liệu hàng năm từ 1.000 TOE trở lên;
  • Đối với Tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
  • Các cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên.

Có 06 Lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính

  • Linh vực 01: Năng lượng: Công nghiệp sản xuất năng lượng, Tiêu thụ năng lượng trong công nghiệp, thương mại, dịch vụ và dân dụng; khai thác than, dầu, khí tự nhiên
  • Lĩnh vực 02: Giao thông vận tải: Tiêu thụ năng lượng trong giao thông vận tải
  • Lĩnh vực 03: Xây dựng tiêu thụ năng lượng trong ngành xây dựng; các quá trình công nghiệp trong sản xuất vật liệu xây dựng
  • Lĩnh vực 04: Các quá trình công nghiệp: Sản xuất hóa chất; luyện kim; công nghiệp điện tử; sử dụng sản phẩm thay thế cho các chất làm suy giảm tầng ô-zôn; sản xuất và sử dụng các sản phẩm công nghiệp khác
  • Lĩnh vực 05: Nông nghiệp, lâm nghiệp, sử dụng đất: Chăn nuôi; lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất; trồng trọt; tiêu thụ năng lượng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; các nguồn phát thải khác trong nông nghiệp.
  • Lĩnh vực 06: Chất thải: Bãi chôn lấp chất thải rắn; xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học; thiêu đốt và đốt lộ thiên chất thải; xử lý và xả thải nước thải.
Đơn vị có mức phát thải khi nhà kính từ 3.000 tấn CO2 phải kiểm kê khí nhà kính

Đơn vị có mức phát thải khi nhà kính từ 3.000 tấn CO2 phải kiểm kê khí nhà kính

✅ Xem thêm:  Đo điện trở chống sét là gì? Đo diện trở uy tín – an toàn

2. Tại sao phải kiểm kê khí nhà kính?

Các tổ chức phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính vì:

  1. Theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường 2020 (Luật số 72/2020/QH14), các doanh nghiệp thuộc Danh mục cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê Khí nhà kính.
  2. Theo Mục 2, Điều 10, Thông tư số 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán và tại Mục 6.1 phần II Phụ lục IV – yêu cầu công ty đại chúng khi nộp báo cáo tài chính phải kèm tổng phát thải khí nhà kính & các sáng kiến giảm thiểu phát thải khí nhà kính.
  3. Theo yêu cầu của Higg Index (Higg FEM 3.0)
  4. Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu Global Recycled Standard (GRS 4.0) của Textile Exchange
  5. Tiêu chuẩn Dệt may Hữu cơ Toàn cầu Global Organic Textile Standard (GOTS 6.0)
  6. Theo nhu cầu của doanh nghiệp về việc tuyên bố lượng phát thải khí nhà kính & các sáng kiến giảm thiểu phát thải khí nhà kính và trách nhiệm bảo vệ môi trường.

Lợi ích của việc quản lý phát thải khí nhà kính:

– Đáp ứng yêu cầu của luật – Luật môi trường năm 2020 và các nghị định, thông tư hướng dẫn việc kiểm kê khí nhà kính (Quyết định 01/2022/QĐ-TTg ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, nghị định 06/2022/NĐ-CP – quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn).

– Thể hiện cam kết giảm thiểu phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường của Doanh nghiệp.

– Đáp ứng yêu cầu của khách hàng và các bên quan tâm về môi trường – một trong các yêu cầu của họ là doanh nghiệp phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, giảm thiểu phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường.

Kiểm kê khí nhà kính là trách nhiệm của doanh nghiệp

Kiểm kê khí nhà kính là trách nhiệm của doanh nghiệp

✅ Xem thêm: Quan trắc môi trường lao động uy tín | Viện chất lượng

3. Quy trình kiểm kê khí nhà kính

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 17/2022/TT-BTNMT quy định kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực quản lý chất thải. Theo đó, quy trình thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực quản lý chất thải được thực hiện qua 09 bước (từ Điều 6 đến Điều 13 Thông tư 17/2022/TT-BTNMT) như sau:

Bước 1: Xác định phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực

Phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực được căn cứ theo Hướng dẫn kiểm kê quốc gia khí nhà kính phiên bản năm 2006 (sau đây gọi tắt là hướng dẫn IPCC 2006) và Hướng dẫn kiểm kê quốc gia khí nhà kính năm 2019 hoàn thiện cho IPCC 2006 (sau đây gọi tắt là hướng dẫn IPCC 2019).

Phương pháp kiểm kê chi tiết cho từng tiểu lĩnh vực được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I.1 Thông tư 17/2022/TT-BTNMT.

Bước 2: Lựa chọn hệ số phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực

Hệ số phát thải được sử dụng để kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực được áp dụng theo danh mục hệ số phát thải do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.

Bước 3: Thu thập số liệu hoạt động kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực

Số liệu hoạt động để kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực được tham khảo từ hướng dẫn IPCC 2006, IPCC 2019.

Nguồn số liệu hoạt động được thu thập từ Tổng cục thống kê, các cơ quan có liên quan ở cả trung ương và địa phương.

Nguyên tắc, quy trình và biểu mẫu thu thập số liệu hoạt động thực hiện theo quy định tại Phụ lục I.2 Thông tư 17/2022/TT-BTNMT.

Bước 4: Tính toán phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực

Việc tính toán phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực căn cứ theo các phương pháp kiểm kê khí nhà kính được quy định tại Bước 1.

Kết quả kiểm kê khí nhà kính được tính toán, tổng hợp trên cơ sở các biểu mẫu về số liệu hoạt động, hệ số phát thải, hệ số nóng lên toàn cầu cho các nguồn phát thải, hấp thụ được kiểm kê khí nhà kính của lĩnh vực chất thải.

Bước 5: Kiểm soát chất lượng kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực

Quy trình kiểm soát chất lượng kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực quản lý chất thải được căn cứ theo hướng dẫn IPCC 2006 và hướng dẫn IPCC 2019.

Các hoạt động trong quy trình bao gồm:

– Kiểm tra sự toàn diện, chính xác và đầy đủ của số liệu

  • Kiểm tra các giả thuyết và tiêu chuẩn chọn lựa số liệu hoạt động, hệ số phát thải, và những hệ số chuyển đổi;
  • Kiểm tra lỗi nhập số liệu và tài liệu tham khảo;
  • Kiểm tra phần tổng hợp số liệu;
  • Kiểm tra tính liên tục của số liệu;
  • Kiểm tra xu thế phát thải.

– Xác định và điều chỉnh các lỗi và thiếu sót

  • Kiểm tra phương pháp kiểm kê phát thải khí nhà kính;
  • Kiểm tra cách ghi thông số và đơn vị, sử dụng các hệ số chuyển đổi;
  • Kiểm tra độ không chắc chắn của kết quả phát thải.

– Kiểm tra tài liệu kiểm kê

  • Kiểm tra tính đầy đủ của tài liệu kiểm kê;
  • Rà soát các văn bản lưu trữ.

Bước 6: Đảm bảo chất lượng kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực

Quy trình đảm bảo chất lượng kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực quản lý chất thải được căn cứ theo hướng dẫn IPCC 2006, IPCC 2019.

Các hoạt động trong quy trình này được thực hiện bởi các cơ quan không tham gia vào quá trình kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.

Bước 7: Đánh giá độ không chắc chắn kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực

Đánh giá độ không chắc chắn của kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực được căn cứ theo hướng dẫn IPCC 2006, IPCC 2019.

  • Xác định độ không chắc chắn của số liệu hoạt động, hệ số phát thải, kết quả tính toán trong quá trình kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
  • Xây dựng bảng tổng hợp độ không chắc chắn của kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.

Bước 8: Tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực

Việc tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực kỳ trước được thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Phát hiện ra sai sót trong kết quả tính toán lượng phát thải khí nhà kính.
  • Có thay đổi về các phương pháp định lượng khí nhà kính, số liệu hoạt động và hệ số phát thải.

Bước 9: Xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực

Báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực được xây dựng theo Mẫu số 04, Phụ lục II Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ôzôn.

Quy trình kiểm kê khí nhà kính

Quy trình kiểm kê khí nhà kính

✅ Xem thêm: Chứng nhận ISO 14001 – Hệ thống quản lý môi trường

4. Đơn vị kiểm kê khí nhà kính tại Việt Nam

Để giúp doanh nghiệp thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo yêu cầu của luật –Viện chất lượng Việt Nam cung cấp gói dịch vụ tư vấn Kiểm kê khí nhà kính – Hướng dẫn định lượng và báo cáo phát thải khí nhà kính theo ISO 14064-1. Các hoạt động trong quy trình kiểm kê khí nhà kính bao gồm:

  1. Xác định phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
  2. Lựa chọn hệ số phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực.
  3. Thu thập số liệu hoạt động kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
  4. Tính toán phát thải, hấp thụ khí nhà kính cấp lĩnh vực.
  5. Kiểm soát chất lượng kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
  6. Đảm bảo chất lượng kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
  7. Đánh giá độ không chắc chắn của kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
  8. Tính toán lại kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
  9. Xây dựng báo cáo phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia theo lĩnh vực.

 

Mọi yêu cầu cần tư vấn về dịch vụ kiểm kê khí nhà kính. Quý khách hàng vui lòng liên hệ Viện chất lượng Việt Nam qua Hotline 090.284.2298 để được báo chi phí cụ thể nhất.

————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ: VIỆN CHẤT LƯỢNG VIỆT NAM

✅ Thương hiệu Uy tín⭐ Hỗ trợ trên toàn quốc
✅ Chi phí thấp nhất⭐ Nhận chứng chỉ nhanh
✅ Hỗ trợ 24/7⭐ 090.284.2298

 

Rate this post
GỌI ĐIỆN NGAY 0902.842.298