
Kiểm định viên là cá nhân chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện hoặc chỉ đạo, giám sát thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư. Sau đây là một số thông tin về nghề nghiệp và thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề cần lưu ý.
Nội dung bài viết
1. Quy định về kiểm định viên tại Việt Nam
Kiểm định viên thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phải được huấn luyện, bồi dưỡng và sát hạch theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 44/2016/NĐ-CP và được quy định thành các nhóm như sau:
- Nhóm 1: Kiểm định viên thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với hệ giàn giáo; thanh, cột chống tổ hợp; hệ thống cốp pha trượt; hệ thống cốp pha leo; hệ giàn thép ván khuôn trượt;
- Nhóm 2: Kiểm định viên thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy khoan, máy ép cọc, máy đóng cọc chuyên dùng có hệ thống tời nâng; máy bơm bê tông;
- Nhóm 3: Kiểm định viên thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với cần trục tháp; máy vận thăng sử dụng trong thi công xây dựng; sàn treo nâng người sử dụng trong thi công xây dựng;
- Nhóm 4: Kiểm định viên thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy thi công công trình ngầm, hầm, gồm: máy và thiết bị trong các công nghệ đào hở; máy và thiết bị trong các công nghệ đào kín; máy thi công tuyến ngầm bằng công nghệ khiên và tổ hợp khiên; máy sản xuất bê tông công trình ngầm.
Đó là những điều kiện để trở thành kiểm định viên tuy nhiên tại trung tâm dịch vụ an toàn của chúng tôi thì ngoài những việc này ra bạn còn phải làm việc nghiêm túc đặc biệt khi kiểm định an toàn bắt buộc phải thực hiện đúng quy trình kiểm định.
Kiểm định viên tiến hành công viêc kiểm tra
2. Thủ tục cấp chứng chỉ kiểm định viên
2.1 Cơ quan thực hiện:
Cục An toàn lao động – Bộ Lao động Thương binh và xã hội
2.2 Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp;
- Trực tuyến;
- Bưu chính.
2.3 Căn cứ pháp lý:
- Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015;
- Nghị định 44/2016/NĐ-CP;
- Nghị định 140/2018/NĐ-CP.
2.4 Điều kiện
- Có trình độ đại học trở lên, thuộc chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với đối tượng kiểm định;
- Có ít nhất 02 năm làm kỹ thuật kiểm định hoặc làm công việc thiết kế, sản xuất, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì về đối tượng kiểm định;
- Đã hoàn thành khóa huấn luyện và sát hạch đạt yêu cầu về nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động với đối tượng kiểm định hoặc có thời gian thực hiện kiểm định đối tượng kiểm định trên 10 năm tính đến thời điểm Nghị định này có hiệu lực.
2.5 Trình tự thủ tục:
- Trình tự:
- Cá nhân có nhu cầu cấp Chứng chỉ gửi 01 bộ hồ sơ;
- Cơ quan tiếp nhận xem xét thành phần và tính hợp lệ của hồ sơ;
- Cơ quan tiếp nhận đánh giá hồ sơ;
- Không quá 05 ngày làm việc từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cục An toàn lao động cấp Chứng chỉ kiểm định viên hoặc có công văn trả lời và nêu rõ lý do không cấp chứng chỉ cho người đề nghị.
- Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên;
- Bản sao văn bằng tốt nghiệp đại học của người đề nghị cấp chứng chỉ có chứng thực hoặc xuất trình bản chính để đối chiếu;
- Tài liệu chứng minh tiêu chuẩn quy định tại Khoản 3 và khoản 4 Điều 9 Nghị định 44/2016/NĐ-CP;
- Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân;
- 02 ảnh màu cỡ 3×4 của người đề nghị cấp chứng chỉ chụp trong khoảng thời gian 06 tháng, kể từ ngày đề nghị.
- Kết quả thực hiện: Chứng chỉ kiểm định viên
Viện Chất Lượng Việt Nam – Tổ chức thực hiện kiểm định an toàn thiết bị máy móc trên toàn quốc với đội ngũ kiểm định viên kinh nghiệm tận tâm với công việc, hệ thống chi nhánh trên khắp cả nước.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Viện chất lượng để nhận tư vấn:
- VIỆN CHẤT LƯỢNG VIỆT NAM.
- Tòa nhà 789 Khu đô thị Ngoại Giao Đoàn – Bắc Từ liêm – Hà Nội.
- Điện thoại: 090.284.2298.
- Email: info.vienchatluong@gmail.com.
- Website: https://vienchatluong.vn/