Chứng nhận VIETGAP chăn nuôi chi phí thấp

Trang chủ » Tin tức
Tin tức
23-03-2022
51 lượt xem

Viện chất lượng Việt Nam là tổ chức chứng nhận VietGap chăn nuôi hàng đầu với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu về thủ tục chứng nhận cũng như tiêu chuẩn VietGap tốt nhất. Dưới đây là một số nội dung doanh nghiệp cần nắm rõ trước khi tiến hành, đăng ký chứng nhận.

 

1. Tiêu chuẩn VietGap là gì?

VietGAP (là cụm từ viết tắt củaVietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (BNNPTNT) ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi.

Tiêu chuẩn này bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ  tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất một cách thông minh, hiệu quả.

Tiêu chuẩn VietGAP gồm:

  • Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất;
  • Giống và gốc ghép;
  • Quản lý đất và giá thể;
  • Phân bón và chất phụ gia;
  • Nước tưới cho cây trồng;
  • Hóa chất (gồm phân vô cơ và thuốc BVTV);
  • Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch;
  • Quản lý và xử lý chất thải;
  • An toàn lao động;
  • Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm;
  • Kiểm tra nội bộ;
  • Khiếu nại và giải quyết khiếu nại,…
Tiêu chuẩn Vietgap trong chăn nuôi đang là xu hướng sản xuất bền vững thông minh được áp dụng phổ biến

Tiêu chuẩn Vietgap trong chăn nuôi đang là xu hướng sản xuất bền vững thông minh được áp dụng phổ biến

2. Chứng nhận VietGap chăn nuôi tại Viện chất lượng

2.1 Chứng nhận VietGap trong chăn nuôi

Chứng nhận VietGap chăn nuôi là hoạt động của tổ chức chứng nhận tiến hành đánh giá sự phù hợp trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp với các yêu cầu chính trong quy trình VIETGAP chăn nuôi theo Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN gồm:

  1. Các yêu cầu về địa điểm đặt trang trại nuôi;
  2. Các yêu cầu bố trí trong khu vực chăn nuôi;
  3. Các yêu cầu về chuồng nuôi và trang thiết bị dùng trong chăn nuôi;
  4. Các yêu cầu về giống và quản lý nguồn gốc con giống, quy trình chăn nuôi
  5. Các yêu cầu về vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trong chăn nuôi;
  6.  Các yêu cầu về quản lý thức ăn và nước uống cho vật nuôi;
  7. Quản lý vận chuyển/di chuyển đàn nuôi
  8. Quản lý dịch bệnh đàn vật nuôi;
  9. Quản lý chất thải và bảo vệ môi trường;
  10. . Kiểm soát động vật và côn trùng gây hại;
  11. Yêu cầu về nhân sự và quản lý nhân sự
  12. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
  13.  Quy định về tự kiểm tra, đánh giá trong nội bộ trang trại/công ty
  14. Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại

2.2 Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn VietGap

  • Bò sữa (sản phẩm sữa bò tươi nguyên liệu)
  • Bò thịt/Bê thịt
  • Dê sữa (sản phẩm sữa dê tươi nguyên liệu)
  • Dê thịt;
  • Lợn/heo (heo thịt, heo giống, heo bố mẹ);
  • Gà (có thể bao gồm cả chim cút) và sản phẩm từ chăn nuôi (trứng gà);
  • Ngan và vịt và sản phẩm từ chăn nuôi (trứng vịt/ngan);
  • Ong (sản phẩm từ Ong như mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa, …).

✅ Xem thêm: Tư vấn cấp giấy Chứng nhận VietGap chăn nuôi

2.3 Lợi ích khi đạt chứng nhận

  • Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng;
  • Sản phẩm được công nhận theo tiêu chuẩn của VietGAP được đánh giá cao, rất dễ dàng lưu thông trên thị trường Việt Nam;
  • Làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn;
  • Bảo vệ người tiêu dùng trước nguy cơ thực phẩm mất an toàn, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe;
  • Chất lượng và giá cả của sản phẩm luôn ổn định;
  • Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối;
  • Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý…;
  • Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội doanh nghiệp;
  • Phát triển bền vững với phương pháp sản xuất khoa học;
  • Sử dụng dấu chứng nhận trên bao bì sản phẩm, tăng tính thẩm mỹ, giá trị cho sản phẩm,…

 

Nông nghiệp chăn nuôi phát triển theo hướng thân thiện với môi trường và đảm bảo an toàn, chất lượng sản phẩm với Vietgap

Nông nghiệp chăn nuôi phát triển theo hướng thân thiện vs môi trường và đảm bảo chất lượng sản phẩm

2.4 Các bước chứng nhận VietGap chăn nuôi

Các bướcNội dung công việcTrách nhiệm
Chủ trìHỗ trợ
Bước 1Khảo sát điều kiện ban đầu, lấy mẫu nước uống, thức ăn chăn nuôiViện chất lượngDN
Bước 2Đào tạo kiến thức về VietGAP chăn nuôi, ban hành biểu mẫu ghi chépViện chất lượngDN
Bước 3Xây dựng và ban hành hệ thống tài liệu quản lýDNViện chất lượng
Bước 4Đánh giá nội bộ, lấy mẫu trứng hoặc nước tiểuViện chất lượngDN
Bước 5Đánh giá cấp giấy chứng nhận

3. Lợi ích cho doanh nghiệp khi chứng nhận

– Chi phí thấp, nhanh, đơn giản;

– Được hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc khi cần;

– Được cung cấp miễn phí các văn bản pháp lý, tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn hàng năm;

– Báo giá ưu đãi cho khách hàng mới;

– Hỗ trợ tích hợp dịch vụ chứng nhận tiêu chuẩn, hệ thống quản lý. Tiết kiệm chi phí thời gian cho doanh nghiệp.

Trên đây là những nội dung cơ bản về tiêu chuẩn và thủ tục chứng nhận. Mọi thắc mắc liên quan đến dịch vụ chứng nhận VietGap chăn nuôi,  Quý khách hàng và đối tác vui lòng liên hệ Viện chất lượng Việt Nam để nhận tư vấn và hỗ trợ tốt nhất từ chuyên gia.

—————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • VIỆN CHẤT LƯỢNG VIỆT NAM
  • Tòa nhà 789 Khu đô thị Ngoại Giao Đoàn – Bắc Từ liêm – Hà Nội
  • Điện thoại: 090.284.2298
  • Email: info.vienchatluong@gmail.com
  • Website: https://vienchatluong.vn/
Rate this post
GỌI ĐIỆN NGAY 0902.842.298