Việt Nam đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn của những nhà đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam trong năm 2021 đạt xấp xỉ 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020. Tuy nhiên, để có thể đầu tư vào Việt Nam, nhà đầu tư cần thực hiện khá nhiều thủ tục hành chính. Một trong những thủ tục không thể thiếu chính là xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Nội dung bài viết
- 1. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì?
- 2. Vì sao phải xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?
- 3. Các thông tin của chứng nhận đăng ký đầu tư
- 4. Thời hạn có hiệu lực của giấy chứng nhận đầu tư
- 5. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- 6. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- 7. Những việc cần làm sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư
1. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì?
1.1 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Theo khoản 11 điều 3 luật đầu tư 2020, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.
Đây là loại giấy tờ mang ý nghĩa cho phép nhà đầu tư cá nhân hoặc tổ chức có thể rót vốn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam.
1.2 Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Luật Đầu tư 2020 được hướng dẫn bởi Điều 34 Nghị định 31/2021/NĐ-CP về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:
– Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cụ thể là các dự án sau:
+ Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu chức năng trong khu kinh tế;
+ Dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
– Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau:
+ Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
+ Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế;
+ Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp quy định tại Điều 34 và Điều 35 của Luật này.
Dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước.
Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế thực hiện đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tỏ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC không thuộc một trong các trường hợp phải thực hiện thủ tục đầu tư ở trên
Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế
✅Xem thêm: Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh | Hướng dẫn đăng ký
1.3 Điều kiện để có giấy chứng nhận đầu tư
Căn cứ theo các quy định của pháp luật hiện hành, điều kiện xin cấp giấy phép đầu tư vào Việt Nam được quy định như sau:
- Điều kiện về ngành nghề đầu tư kinh doanh
- Nhà đầu tư không được phép đầu tư, kinh doanh ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh
- Đối với ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện nhà đầu tư cần xin một hoặc một số các giấy tờ như:
- Giấy phép
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
- Chứng chỉ hành nghề
- Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
- Văn bản xác nhận
- Điều kiện về nhà đầu tư nước ngoài
- Nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế
Về hình thức đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chỉ được đầu tư dưới các hình thức:
- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;
- Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Nhận chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc các trường hợp tiếp nhận dự án đầu tư khác
- Sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ về phạm vi hoạt động đầu tư và về đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
2. Vì sao phải xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?
Căn cứ khoản 1 Điều 37 Luật Đầu tư 2020 quy định về các trường hợp phải xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:
– Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
– Dự án đầu tư có Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh.
– Dự án đầu tư có tổ chức kinh tế là công ty hợp danh nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
– Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế là công ty hợp danh nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Lưu ý: Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Nói một cách dễ hiểu, việc xin cấp giấy chứng nhận đầu tư là bắt buộc đối với hoạt động kinh doanh có yếu tố vốn nước ngoài, để đảm bảo Nhà nước có thể quản lý tốt hoạt động cũng như nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Giả sử một tập đoàn A có trụ sở tại Đài Loan muốn thành lập công ty và mở nhà máy sản xuất thép tại Việt Nam, tập đoạn này cần phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Sau khi có trong tay văn bản này, tập đoàn A mới có thể thực hiện các bước tiếp theo để hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
✅Xem thêm: Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy | Hướng dẫn đăng ký giấy phép
3. Các thông tin của chứng nhận đăng ký đầu tư
Theo quy định tại Điều 40 Luật Đầu tư 2020 Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm các nội dung sau:
- Tên dự án đầu tư.
- Nhà đầu tư.
- Mã số dự án đầu tư.
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng.
- Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.
- Vốn đầu tư của dự án đầu tư, (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động).
- Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
- Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm:
a, Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn.
b, Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.
9. Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng, (nếu có).
10. Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, (nếu có).
4. Thời hạn có hiệu lực của giấy chứng nhận đầu tư
Căn cứ theo Luật Đầu Tư, thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư chính là thời hạn hoạt động của dự án đầu tư, được xem xét và quyết định dựa trên các yếu tố mục tiêu, quy mô, địa điểm, yêu cầu hoạt động của dự án đó. Theo đó thời hạn tối đa của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định như sau:
Không quá 70 năm đối với dự án đầu tư trong khu kinh tế.
Không quá 50 năm đối với dự án đầu tư ngoài khu kinh tế.
Không quá 70 năm đối với dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm.
✅Xem thêm: Giấy phép đăng ký kinh doanh là gì? Hồ sơ – Thủ tục đăng ký
5. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Tùy vào từng dự án đầu tư khác nhau mà thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, hồ sơ cũng khác nhau.
5.1 Dự án đầu tư theo quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư.
Bản sao chứng minh nhân dân, hộ chiếu đối với các nhà đầu tư là cá nhân, bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với nhà đầu tư là tổ chức.
Đề xuất dự án đầu tư bao gồm: nhà đầu tư thực hiện dự án, quy mô đầu tư, mục tiêu đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đấu tư, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.
Bản sao một trong các tài liệu sau:
- Báo cáo tài chính 2 năm gần nhất,
- Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ,
- Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính,
- Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư,
- Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất.
- Giải trình về sử dụng công nghệ đối với Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
- Hợp đồng BCC đối với các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
5.2 Dự án đầu tư theo quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
Thành phần hồ sơ như hồ sơ đầu tư theo quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh
Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);
Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;
Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư.
5.3 Dự án đầu tư theo quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội
Thành phần hồ sơ như hồ sơ đầu tư theo quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh;
Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);
Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;
Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù (nếu có).
6. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Theo Điều 37, Luật Đầu tư 2014 quy định các trình tự, thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư như sau:
Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các Điều 30, 31 và 32 của Luật này, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:
Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo đúng quy định pháp luật cho cơ quan đăng ký đầu tư ( Theo hồ sơ dự án đầu tư theo quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã nêu trên)
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
✅Xem thêm: Giấy chứng nhận đăng ký thuế là gì? 7 thông tin cần lưu ý
7. Những việc cần làm sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư
7.1 Thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam
Sau khi được cấp phép, nhà đầu tư cần tiến hành hoạt động đăng ký kinh doanh để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo nghị định 01/2021/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp:
Giấy chứng nhận đầu tư là yêu cầu bắt buộc trong thành phần hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên và hai thành viên); công ty hợp danh đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đầu tư năm 2022
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ gồm Giấy chứng nhận đầu tư và các tài liệu cần thiết đối với loại hình doanh nghiệp muốn thành lập, nhà đầu tư tiến hành nộp 01 bộ hồ sơ hoàn chỉnh tại Phòng Đăng ký kinh doanh (thuộc Sở Kế hoạch đầu tư) nơi doanh nghiệp dự kiến đặt trụ sở. Thời hạn thực hiện là 03-07 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ.
Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
7.2 Mở tài khoản và nộp lệ phí
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như hướng dẫn trên, nhà đầu tư cần tiến hành đăng ký mở tài khoản. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp mới thành lập phải nộp tờ khai lệ phí môn bài cho Cục thuế theo tờ khai mẫu và nộp lệ phí môn bài theo đúng quy định pháp luật.
7.3 Thực hiện dự án đầu tư theo đúng quy định
Thực hiện dự án đầu tư theo đúng quy định là một trong các nghĩa vụ của nhà đầu tư, nhà đầu tư cần thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung đã được cấp tại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Tên dự án; Nhà đầu tư; Địa điểm thực hiện dự án đầu tư; diện tích đất sử dụng; Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư;…
Sau đó, trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư có thể điều chỉnh mục tiêu, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư, sát nhập các dự án hoặc chia, tách một dự án thành nhiều dự án, sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh hoặc các nội dung khác và phải phù hợp với quy định của pháp luật.
Trên đây là những chia sẻ của Viện chất lượng Việt Nam về Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và những nội dung liên quan. Hi vọng bài viết đã cung cấp và mang lại cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích. Trân trọng cảm ơn!
THÔNG TIN LIÊN HỆ: VIỆN CHẤT LƯỢNG VIỆT NAM
✅ Thương hiệu Uy tín | ⭐ Hỗ trợ trên toàn quốc |
✅ Chi phí thấp nhất | ⭐ Nhận chứng chỉ nhanh |
✅ Hỗ trợ 24/7 | ⭐ 090.284.2298 |